HACD072: Lệ Hằng - Trái Tim Ngục Tù (1993) [WAV]

Thảo luận trong 'Tải nhạc chất lượng cao' bắt đầu bởi Nhạc Lossless, 25/9/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Nhạc Lossless Thành Viên Quản Lý

    Share link tải HACD072: Lệ Hằng - Trái Tim Ngục Tù (1993) [WAV] - Fshare tốc độ cao miễn phí. Designvn chia sẻ nhạc chất lượng cao miễn phí. Tải DVD nhạc Lossless Thuy Nga Paris by Night mới nhất. Download nhạc vàng, nhạc xưa, nhạc bolero 320kbps file gốc.

    [​IMG]
    Ðề: HACD072: Lệ Hằng - Trái Tim Ngục Tù (1993) [WAV]
    Ngoài lề 1 tí. Mình muốn giới thiệu đến các bạn một chút kiến thức về thời vàng son của dòng tân nhạc trước giải phóng (1975 - các bạn sinh sau 75 chắc chưa hiểu lắm về thời kỳ này ).
    Đây là 1 bài viết thực sự công phu liệt kê từng thời điểm - từng giai đoạn - từng năm của dòng nhạc vàng này, tuy chưa đầy đủ lắm nhưng cũng la good lắm rồi.

    Tân Nhạc Việt Nam
    GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1945

    Thế kỷ 17 - 19
    • Những nhà truyền giáo Thiên chúa giáo La Mã là những người đầu tiên giới thiệu âm nhạc Tây phương ở Việt Nam. Những lời của giai điệu nghi lễ đã được dịch và hát bằng tiếng Việt. Những nhà truyền giáo người Pháp dạy những con chiên Việt Nam của họ nhạc nhà thờ bằng tiếng Latin. Loại nhạc này tuy nhiên lại chỉ cô lập trong cộng đồng Thiên chúa giáo và chỉ có ảnh hưởng nhỏ bé đối với cả xã hội Việt Nam.
    1900 - 1929
    • Cải lương hình thành, trình diễn trong nhà (khác với hát bội và hát chèo trình diễn ngoài trời). Từ những ngày đầu tiên, cải lương chấp nhận cả hai loại ban nhạc - một ban chính với các nhạc cụ bản địa và ban còn lại với các nhạc cụ Tây phương.
    • Các bài hát Pháp bắt đầu thịnh hành, nhất là bài quốc ca Pháp La Marseillaise, Quand Madelon (cũng được gọi là La Madelon). Các bài hát Pháp được đặt lời Việt và trình diễn trong các buổi hát cải lương.
    • Các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi và Phùng Há với tài nghệ diễn xuất tuyệt vời đã làm cải lương phát triển mạnh mẽ, nhờ đó các bài hát Pháp lời Việt trình diễn trong cải lương cũng ngày càng phổ biến.
    • Những nhà cách mạng Việt Nam tìm thấy giai điệu hành khúc hành khúc của các bài hát Pháp có thể dẫn dắt nhân dân, nên họ đặt lời Việt có nội dung yêu nước cho các bài hát Pháp. Đinh Nhu đã đặt lời kiểu cách mạng cho cả hai bài La Marseillaise và La Madelon. Hồ Chí Minh đặt lời Việt cách mạng cho bài L'Internationale năm 1925. Rot Front của phong trào cộng sản Đức và Bandiera Rossa của phong trào cộng sản Ý, tất cả đều được đặt lời Việt do những nhà tổ chức cộng sản hoạt động bí mật. Mặc dù công chúng không được nghe rộng rãi so với những lời của những bài hát trên sân khấu cải lương, các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Việt Nam chứng minh chúng là sự mở đường cho một loại hình âm nhạc cách mạng trong nước với những nhịp hành khúc tương tự.
    1930 - 1934
    • Một trào lưu mới bắt đầu hình thành: sáng tác bài hát Việt Nam theo giai điệu nhạc Pháp (gọi là "bài ta theo điệu Tây"). Trào lưu này thịnh hành nhất vào giai đoạn 1934 - 1936.
    • Năm 1930, nhạc sĩ Đinh Nhu (1910 – 1945) viết ca khúc “Cùng nhau đi hồng binh” tại Côn Đảo. Đây được xem là bài hát đầu tiên của Tân Nhạc Việt Nam.
    • Năm 1930, nhóm nhạc Myosotis (hoa lưu ly) được thành lập gồm nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ Thẩm Oánh và một số nhạc sĩ khác.
    1935
    • Các nhạc sĩ Văn Chung, Doãn Mẫn và Lê Yên lập thành nhóm viết ca khúc.
    • Nhạc sĩ Lê Yên (1917 – 1988) viết ca khúc “Bẽ bàng”.
    • Nhạc sĩ Văn Chung (1914 – 1984) viết ca khúc “Tiếng sáo chăn trâu”.
    1936
    • Thẩm Oánh và một nhạc sĩ bạn bè đã băn khoăn về việc người Trung Quốc và Nhật Bản đã tự sáng tác được bài hát của riêng họ, tại sao Việt Nam lại không thể? Sự thay đổi trong quan điểm này từ trong số những người Việt đã báo hiệu sự kết thúc của trào lưu “bài ta theo điệu Tây,” và đánh dấu một sự dấn thân tạo nên một truyền thống mới: người Việt Nam sáng tác những bài hát của Việt Nam ("bài ta theo điệu ta").
    • Nhạc sĩ Lê Yên viết ca khúc “Xuân nghệ sĩ hành khúc”.
    • Nhạc sĩ Văn Chung viết ca khúc “Bên hồ liễu”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương (1919 – 2002) viết ca khúc “Trên sông Hương”.
    • Nhạc sĩ Lê Thương (1914 – 1996) viết ca khúc “Xuân năm xưa”.
    1937
    • Nhạc sĩ Văn Chung viết ca khúc “Bóng ai qua thềm”.
    • Nhạc sĩ Doãn Mẫn (1919 – 2007) viết ca khúc “Tiếng hát đêm thu” (cùng với nhạc sĩ Văn Chung), “Gió thu”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên (1909 – 2009) viết ca khúc “Một kiếp hoa” và “Anh hùng ca” (đều là thơ Nguyễn Văn Cổn).

    GIAI ĐOẠN 1938 – 1945

    1938
    • Vào tháng 3, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên từ Sài Gòn tới Hội Trí Tri ở Hà Nội và Hội Trí Tri ở Hải Phòng để "vận động cho âm nhac cải cách". Ông biểu diễn ba bài hát “Bông cúc vàng”, “Anh hùng ca”, và “Một kiếp hoa”. Màn trình diễn này được xem như là cột mốc khai sinh ra nền tân nhạc Việt Nam vì trước đó chưa có một cá nhân hay một nhóm nhạc sĩ nào trình diễn tân nhạc trước công chúng.
    • Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915 – 1995) viết ca khúc “Tâm hồn anh tìm em”, “Một ngày mà thôi”, “Bên cây lục huyền cầm”, “Dập dìu ong bướm”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát (1910 – 1993) viết ca khúc “Bình minh” (thơ Thế Lữ).
    • Nhạc sĩ Thẩm Oánh (1916 – 1996) viết ca khúc “Tiếng khóc trong phòng the”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Trọng (1922 – 1998) viết ca khúc “Đêm trăng”.
    1939
    • Nhạc sĩ Văn Chung, Doãn Mẫn và Lê Yên in tập nhạc chung của nhóm ở nhà xuất bản Tricéa (viết tắt của “Collection des Chants Composés par des Artistes Annamites Associés” nghĩa là “Tuyển tập các ca nhạc khúc do nghệ sĩ Annam soạn”). Các nhạc sĩ lấy tên Tricéa đặt cho nhóm.
    • Nhóm nhạc Đồng Vọng được nhạc sĩ Hoàng Quý và một số bạn bè như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Canh Thân và Hoàng Phú (Tô Vũ) thành lập ở Hải Phòng, mở ra dòng nhạc hùng trong tân nhạc Việt Nam. Tổng cộng Đồng Vọng đã sáng tác và ấn hành khoảng trên 60 ca khúc chủ yếu theo xu hướng nhạc hùng có nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc.Nhạc sĩ Doãn Mẫn viết ca khúc “Biệt ly”, “Một buổi chiều thu”.
    • Nhạc sĩ Văn Cao (1923 – 1995) viết ca khúc “Buồn tàn thu”.
    • Nhạc sĩ Văn Chung viết ca khúc “Hồ xuân và thiếu nữ”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương viết ca khúc “Đêm đông”.
    • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 – 1991) viết ca khúc “Trưng Vương”.
    • Nhạc sĩ Xuân Tiên (1921 – ) và nhạc sĩ Ngọc Bích (1924 – 2001) viết ca khúc “Chờ một kiếp mai”.
    1940
    • Nhạc sĩ Đặng Thế Phong (1918 – 1942) viết ca khúc “Đêm thu”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Trọng viết ca khúc “Bóng trăng xưa”.
    1941
    • Nhóm nhạc Tổng Hội Sinh Viên được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thành lập, đi theo dòng nhạc hùng trong tân nhạc Việt Nam.
    • Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết ca khúc “Con thuyền không bến”.
    • Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921 – 1989) viết ca khúc “Tiếng gọi thanh niên”.
    • Nhạc sĩ Vương Gia Khương viết ca khúc “Cờ Việt Minh”.
    • Nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc “Thiên thai”, “Suối mơ”.
    • Nhạc sĩ Doãn Mẫn viết ca khúc “Hương cố nhân”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Trọng viết ca khúc “Thu qua”.
    • Nhạc sĩ Lê Thương vào miền Nam. Ban đầu ông ở An Hóa (Bến Tre), sau đó chuyển về sống tại Sài Gòn.
    1942
    • Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết ca khúc “Giọt mưa thu”.
    • Nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy viết ca khúc “Bến xuân”.
    • Nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc “Cung đàn xưa”, “Thu cô liêu”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương viết ca khúc “Bướm hoa”.
    • Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921 – 1998) viết ca khúc “Hát Giang trường hận” (sau này đổi tên thành “Hồn tử sĩ”).
    • Nhạc sĩ Phạm Duy (1921 – ) viết ca khúc “Cô hái mơ” (phổ thơ Nguyễn Bính).
    • Nhạc sĩ Hoàng Quý (1920 – 1946) viết ca khúc “Cô láng giềng”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát viết ca khúc “Màu thời gian” (thơ Đoàn Phú Tứ).
    1943
    • Nhóm nhạc Tổng Hội Sinh Viên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ra trình diễn tại Sài Gòn trong một tuần và gây ấn tượng mạnh về tân nhạc tại đây.
    • Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết ca khúc “Lên đàng”.
    • Nhạc sĩ Lê Thương viết ca khúc “Hòn vọng phu I”.
    • Nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc “Trương Chi”.
    • Nhạc sĩ Châu Kỳ (1923 – 2003) viết ca khúc “Trở về”.
    1944
    • Hội Khuyến Nhạc Bắc Việt được thành lập do nhạc sĩ Nguyễn Văn Diệp làm hội trưởng.
    • Hội Khuyến Nhạc Bắc Việt tổ chức cuộc thi sáng tác tân nhạc đầu tiên (cuối năm 1944).
    • Nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc “Tiến quân ca”.
    • Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết ca khúc “Hờn sông Gianh”.
    • Nhạc sĩ Phạm Duy viết ca khúc “Gươm tráng sĩ”.
    • Nhạc sĩ Doãn Mẫn viết ca khúc “Nhắn người chiến sĩ”.
    • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 – 1991) viết ca khúc “Du kích ca”.
    • Nhạc sĩ La Hối (1920 – 1945) viết ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” (nhà thơ Thế Lữ viết lời năm 1946).
    1945
    • Hội Khuyến Nhạc Bắc Việt tổ chức một cuộc hòa tấu lớn.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) viết ca khúc “Diệt phát xít”.
    • Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 – ) viết ca khúc “Đoàn vệ quốc quân”.
    • Nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc “Chiến sĩ Việt Nam”, “Bài ca chiến sĩ hải quân”, “Không quân Việt Nam”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Quý viết ca khúc “Sa trường tiến hành khúc”, “Tiếng gọi non sông”.
    • Nhạc sĩ Phạm Duy viết ca khúc “Chiến sĩ vô danh”.
    • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác ca khúc “Nhớ chiến khu”.
    • Nhạc sĩ Võ Đức Thu (1915 – 1964) viết ca khúc “Một ngày đã qua”.
    • Nhạc sĩ Lê Yên viết ca khúc “Ngựa phi đường xa”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca (1917 – 1946) viết ca khúc “Dạ khúc”.
    Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

    Cuối năm 1945, Pháp trở lại miền Nam Việt Nam. Chiến tranh giữa Việt Minh (miền Bắc) và Pháp bùng nổ tháng 12 năm 1946.

    Về mặt âm nhạc, giai đoạn tiền chiến tới đây được xem là chấm dứt một cách chính thức khi chiến tranh nổ ra. Tính chất của các bài hát giai đoạn tiến chiến là theo tinh thần lãng mạn, ca từ mang tính chất văn học cao. Về sau, các bài hát có đặc điểm này cũng được mệnh danh là nhạc tiền chiến mặc dù thời điểm sáng tác không phải trước 1945 (chẳng hạn như các tác phẩm của Đoàn Chuẩn - Từ Linh những năm 50).

    GIAI ĐOẠN 1946 - 1954

    1946
    • Nhạc sĩ Phạm Duy viết ca khúc “Nợ xương máu”.
    • Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước viết ca khúc “Đêm tàn bến ngự”.
    • Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (1926 – 2004) viết ca khúc đầu tay “Ngày mai trời lại sáng”.
    1947
    • Nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc “Trường ca sông Lô”.
    • Nhạc sĩ Tô Vũ (1923 – ) viết ca khúc “Tạ từ”.
    • Nhạc sĩ Tô Hải (1927 – ) viết ca khúc “Nụ cười sơn cước”.
    • Nhạc sĩ Phạm Duy viết ca khúc “Nương chiều”, “Tiếng hát sông Lô”, “”Nhớ người thương binh”, “Bên cầu biên giới”.
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924 – 2001) viết ca khúc “Ánh trăng mùa thu”.
    • Nhạc sĩ Anh Việt (1927 – 2008) viết ca khúc “Chiều trong rừng thẳm”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Trọng viết ca khúc “Phút chia ly” (lời Nguyễn Túc).
    • Ca sĩ Thái Thanh (1934 – ) bắt đầu đi hát.
    1948
    • Nhạc sĩ Tô Vũ viết ca khúc “Em đến thăm anh một chiều mưa”, “Tiếng chuông chiều thu”.
    • Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928 – 2003) viết ca khúc “Sơn nữ ca”.
    • Nhạc sĩ Phạm Duy viết ca khúc “Bà mẹ Gio Linh”.
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Tình nghệ sĩ”, “Lá thư”.
    • Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 – 1991) và nhạc sĩ Phạm Duy viết ca khúc “Ra đi khi trời vừa sáng”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932 – ) viết ca khúc ““Thiếu sinh quân hành khúc”.
    1949
    • Nhạc sĩ Trần Văn Trạch (1924 – 1994) có ý tưởng tổ chức những chương trình gọi là “đại nhạc hội”, là một chương trình văn nghệ bao gồm ca, vũ, nhạc, kịch, xiếc, ảo thuật...Với cách làm này, Trần Văn Trạch chinh phục được nhiều khán giả trên khắp mọi miền. Và kể từ đó cái tên “đại nhạc hội” trở nên phổ biến.
    • Ban hợp ca Thăng Long được thành lập. Ban hợp ca Thăng Long gồm năm người: Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái), Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh) và Khánh Ngọc (người khi đó là hôn thê của nhạc sĩ Phạm Đình Chương).
    • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết ca khúc “Du kích sông Thao”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925 – ) viết ca khúc “Dư âm”.
    • Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915 – 1995) viết ca khúc “Bến xuân xanh”.
    • Nhạc sĩ Văn Phụng (1930 – 1999) viết ca khúc “Ô mê ly”.
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Đường về Việt Bắc” (“Tà áo tím”).
    • Nhạc sĩ Văn Giảng (1924 – ) viết ca khúc “Ai về sông Tương” (bút danh Thông Đạt).
    • Nhạc sĩ Tuấn Khanh (1933 – ) viết ca khúc đầu tay “Hai sắc hoa ti gôn” (thơ T.T.Kh).
    1950
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Thu quyến rũ”.
    • Nhạc sĩ Trần Trịnh (1937 – ) sáng tác ca khúc đầu tay “Cung đàn muôn điệu”.
    1951
    • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch”.
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Chuyển bến”.
    1952
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Gửi gió cho mây ngàn bay”.
    • Nhạc sĩ Lam Phương (1937 – ) viết ca khúc đầu tay “Chiều thu ấy”.
    • Ca sĩ Duy Khánh (1936 – 2003) đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát “Trăng thanh bình.” Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát.
    • Ca sĩ Tuấn Ngọc (1948 – ) bắt đầu đi hát trong những chương trình thiếu nhi trên đài phát thanh.
    1953
    • Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (1928 – 2001) ấn hành cuốn sách “Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông” 500 trang.
    • Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước viết ca khúc “Ngọc lan”.
    • Nhạc sĩ Võ Đức Thu (1915 – ) viết ca khúc “An Phú Đông”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Trọng viết ca khúc “Nhạc sầu tương tư”, “Dừng bước giang hồ”.
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Cánh hoa duyên kiếp”.
    • Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương (1933 – ) viết ca khúc “Thu ca”.
    • Nhạc sĩ Cung Tiến (1938 – ) viết ca khúc “Hoài cảm”.
    • Nhạc sĩ Anh Bằng (1925 – ) viết ca khúc “"Nỗi lòng người đi”.
    • Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (1926 – 2004) viết ca khúc “Nắng chiều”. Ca khúc này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà nó còn được biểu diễn ở Nhật Bản (ca sĩ Midori Satsuki hát năm 1957), Đài Loan và ở Hồng Kông (ca sĩ Ki Lo Ha hát năm 1960).
    • Ca sĩ Bạch Yến đoạt huy chương vàng cuộc thi tuyển lựa ca sĩ (dành cho những giọng ca nhi đồng) do Đài Phát Thanh Pháp Á tổ chức và sau đó được mời cộng tác với chương trình ca nhạc nhi đồng của đài này.
    • Ca sĩ Mai Hương (1941 – ) lần đầu đến với âm nhạc bằng cách tham gia cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á tại rạp Norodom.
    1954
    • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”.
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Lá đổ muôn chiều”, “Tà áo xanh”.
    • Nhạc sĩ Văn Phụng (1930 – 1999) viết ca khúc “Suối tóc”.
    • Nhạc sĩ Lam Phương viết ca khúc “Kiếp nghèo”, “Chuyến đò vĩ tuyến”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ viết ca khúc “Gạo trắng trăng thanh”.
    • Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
    • Ca sĩ Kim Tước (1938 – ) bắt đầu đi hát.

    GIAI ĐOẠN 1955 - 1975

    1955
    • Nhạc sĩ Cung Tiến viết ca khúc “Hương xưa”.
    • Nhạc sĩ Văn Phụng viết ca khúc “Bức họa đồng quê”.
    • Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 – 1991) viết ca khúc “Ly rượu mừng”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ viết ca khúc “Đường xưa lối cũ”.
    • Nhạc sĩ Tuấn Khanh và nhạc sĩ Y Vân viết ca khúc “Đò ngang”.
    • Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn viết ca khúc “Dạ khúc”.
    • Ca sĩ Hà Thanh (1939 – ) bắt đầu đi hát bằng giải nhất cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Huế.
    1956
    • Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương viết ca khúc “Thương hoài ngàn năm”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932 – ) viết các ca khúc “Chiều mưa biên giới,” “Phiên gác đêm xuân,” “Súng đàn”.
    • Nhạc sĩ Khánh Băng (1935 – 2005) viết ca khúc “Vọng ngày xanh”. Nữ văn sĩ Francoise Sagan nổi tiếng của Pháp thích âm điệu bài “Vọng ngày xanh” nên đã viết lời Pháp cho ca khúc này. Nhờ ca khúc này, nhạc sĩ Khánh Băng được hội Tác Quyền Thế Giới mời gia nhập.
    • Nhạc sĩ Anh Việt Thu (1939 – 1975) viết ca khúc “Giòng An Giang”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ viết ca khúc “Trăng rụng xuống cầu”.
    • Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết ca khúc “Hoa xoan bên thềm cũ”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết ca khúc “Chiều mưa biên giới”, “Phiên gác đêm xuân”.
    1957
    • Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Gửi người em gái”.
    1958
    • Nhạc sĩ Trúc Phương (1939 – 1996) viết ca khúc “Chiều cuối tuần”, “Nửa đêm ngoài phố”.
    • Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937 – 2000) viết ca khúc “Bài hương ca vô tận”.
    • Thành lập ban tam ca AVT, ban đầu gồm Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng. Năm 1962, kịch sĩ Hoàng Hải thế chỗ Anh Linh. Năm 1966, kịch sĩ Lữ Liên thế chỗ Hoàng Hải.
    1959
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) viết ca khúc “Ướt mi”.
    • Ca sĩ Duy Khánh viết hai ca khúc “Ai ra xứ Huế”, “Thương về miền Trung”.
    • Ca sĩ Lệ Thu (1943 – ) bắt đầu đi hát với ca khúc “Dang dở”.
    • Ca sĩ Duy Trác bắt đầu đi hát trong những chương trình trên đài phát thanh.
    • Ca sĩ Thanh Tuyền đoạt giải nhất cuộc thi “thần đồng” với ca khúc “Nắng đẹp miền Nam” tại Đà Lạt.
    • Ca sĩ Thanh Thúy (1943 – ) bắt đầu tỏa sáng khi đi hát ở phòng trà Đức Quỳnh.
    1960
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết ca khúc “Diễm xưa”.
    • Nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941 – 1999) viết ca khúc “Buồn đến bao giờ”.
    • Nhạc sĩ Trúc Phương viết ca khúc “Tàu đêm năm cũ”.
    • Nhạc sĩ Từ Công Phụng (1942 – ) viết ca khúc đầu tay “Bây giờ tháng mấy”.
    • Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937 – 2000) bắt đầu công bố loạt tình khúc gọi là “Tình ca dọc đường”, trong đó có các ca khúc "Tưởng Niệm", "Hối Tiếc", "Mộng Sầu", "Người Mang Tên Cô Đơn", "Bài Hương Ca Vô Tận".
    • Ban nhạc Rockin’ Stars được thành lập, gồm: Nguyễn Trung Lang (bass guitar), Nguyễn Trung Phương (rythm guitar), Jules Tampicanou (lead guitar), Đặng Hữu Tòng (tenor saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương (ca sĩ). Năm 1961 có thêm 2 thành viên mới là Jean Jacques Cussy va Nicole. Cuối năm 1961 có thêm ca sĩ Billy Shane.
    • Ca sĩ Chế Linh (1942 – ) khởi sự nghiệp hát bằng cách gia nhập đoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa sau khi đoạt giải nam ca xuất sắc nhất do đoàn tổ chức.
    1961
    • Ca sĩ Quỳnh Giao (1946 – ) bắt đầu đi hát.
    • Ca sĩ Thanh Lan (1948 – ) bắt đầu đi hát khi cô gia nhập ban văn nghệ Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức trên đài phát thanh Sài Gòn .
    1962
    • Nhạc sĩ Văn Phụng viết ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn”.
    • Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (1942 – 2005) và nhạc sĩ Mạnh Phát viết ca khúc “Chuyến đi về sáng”.
    • Ban nhạc CBC được thành lập, gồm: Tùng Linh(guitar lead), Đức Hiền (guitar bass), Phát (guitar accord), Bích Loan (keyboard vocal), Marie Louise (vợ Tùng Linh, vocal), Bích Liên (chị Bích Loan) và Tùng Vân (em Tùng Linh – trống).
    • Ban nhạc The Black Caps ra đời gồm: Ngọc Tùng (lead guitar), Bảo (guitar đệm), Dzỏng (guitar bass), Minh (trống), Paul Doãn (ca sĩ). Ban nhạc ra mắt lần đầu tại phòng trà Anh Vũ. Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng tham gia vào ban nhạc.
    • Ban nhạc Les Vampires ra đời gồm: Đức Huy, De Pollack (người Đức – trống), Jacky (Pháp), Thái Vampires (guitar lead).
    • Ca sĩ Elvis Phương (1945 – ) lần đầu đi hát với ca khúc "Nửa đêm Ngoài Phố" và "Ó Cangaceiro" tại ngày khai giảng trường trung học Regina Pacis.
    • Ca sĩ Phương Dung (1946 – ) thành công với ca khúc “Nỗi buồn gác trọ” của nhạc sĩ Mạnh Phát – Hoài Linh.
    1963
    • Đại nhạc hội “kích động nhạc” do Hội đồng quân nhân cách mạng Sài Gòn tổ chức sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Đại hội kích động nhạc này được tổ chức tại Đại Thế giới (nay là Trung tâm Văn hóa Q.5, TP. Hồ Chí Minh), qui tụ hầu hết các ban nhạc trẻ đang hoạt động tại Sài Gòn thời ấy và đây cũng là một tiền đề để sau đó những đại hội kích động nhạc được tổ chức thường xuyên.
    • Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết ca khúc “Chiếc lá cuối cùng”.
    • Nhạc sĩ Thanh Sơn (1940 – ) viết ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”.
    • Nhạc sĩ Khánh Băng (1935 – 2005) viết ca khúc “Sầu đông”.
    • Đôi song ca Hùng Cường (1935 – 1998) và Mai Lệ Huyền (1947 – ) trở nên nổi tiếng với những ca khúc thuộc loại “kích động nhạc”, được gọi là cặp “Sóng thần”.
    1964
    • Đại hội nhạc trẻ đầu tiên tại rạp văn hóa Đa Kao do nhà báo Trường Kỳ tổ chức.
    • Đại hội nhạc trẻ Taberd lần 1 (từ “nhạc trẻ” là do nhà báo Trường Kỳ đặt). Đại hội nhạc trẻ Taberd liên tiếp diễn ra cho đến năm 1973 (trừ năm 1968 do chiến tranh). Đứng ra tổ chức các đại nhạc hội này là Trường Kỳ (1946 – 2009), Tùng Giang (1940 – 2009), Nam Lộc (1944 – ) và một số người khác.
    • Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (1942 – 2005) viết ca khúc “Hàn Mặc Tử”.
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên gặp ca sĩ Khánh Ly tại Đà Lạt.
    • Ca sĩ Thanh Tuyền bắt đầu đi hát tại Sài Gòn.
    1965
    • Nhạc sĩ Y Vân viết ca khúc “Người yêu lý tưởng”.
    • Nhạc sĩ Vũ Thành An viết ca khúc “Tình khúc thứ nhất”.
    • Nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết ca khúc “Tình khúc cho em”.
    • Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (1948 – ) viết ca khúc đầu tay “Chiều nay không có em”.
    • Ban nhạc Spotlights ra đời, gồm Đức Huy, Billy Shane, Tiến Chỉnh, Martio Cruz và Hồng Hải (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane).
    • Ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà lần đầu ra mắt, gồm Lê Hựu Hà (vocal, lead guitar), Huỳnh Bá Thảo (drums), Trần Đăng Chí (rhythm guitar). Ban Hải Âu là ban nhạc trẻ duy nhất lúc đó có tên Việt Nam.
    • Ca sĩ Bạch Yến trình diễn trong chương trình “Ed Sullivan Show” tại Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian từ 1965 đến 1978, ngoài việc trau dồi tài nghệ bằng cách trau dồi kỹ thuật hát, nghệ thuật trình diễn và Anh văn, Bạch Yến cũng là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên và duy nhất có cơ hội trình diễn trên cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng Hoa Kỳ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Frankie Avalon, Jimmy Durante, Joey Bishop, Mike Douglas, Liberace…
    1966
    • Phong trào Du ca Việt Nam do hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập tại miền Nam Việt Nam. Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh. Phong trào được bộ Quốc Gia Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng Hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc kể từ ngày 24 tháng 1 năm 1969. Du ca cũng đã phát hành một số tuyển tập nhạc như: Tuyển tập Du ca 1, Du ca 2, Du ca 3, Những bài ca khai phá, Ta đi trên dòng lịch sử, Những điều trông thấy, Những khuôn mặt Du ca, Hát cho những người sống sót, Anh hùng ca, Sinh hoạt ca.
    • Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thành lập trung tâm băng nhạc Tú Quỳnh. Phạm Mạnh Cương có thể coi như một trong những người đã đưa việc thực hiện băng nhạc vào lãnh vực kinh doanh dưới nhãn hiệu Tú Quỳnh với khoảng 20 băng nhạc được phát hành, qui tụ gần như tất cả những tiếng hát lớn như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Duy Trác, Sĩ Phú, Thanh Tuyền, Phương Dung. Sau đó là những Phương Hồng Hạnh, Julie Quang, Carol Kim, Thanh Lan…
    • Nhạc sĩ Anh Bằng cùng với hai nhạc sĩ khác là Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập một nhóm sáng tác nhạc, ký chung tên là Lê Minh Bằng.
    • Ca sĩ Giao Linh (1949 – ) khởi nghiệp hát bằng giải thưởng huy chương vàng trong cuộc thi Kim Hoàng tại Air VietNam.
    • Ca sĩ Hương Lan (1956 – ) bắt đầu đi hát tân nhạc (trước đó cô hát cải lương).
    1967
    • Xuất hiện chương trình nhạc trẻ hàng tuần mang tên “Hippies À Gogo” ở những vũ trường Sài Gòn (Chez Jo Marcel, Queen Bee, Ritz) do Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel tổ chức (kéo dài cho đến 1971).
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ấn hành các tập nhạc “Ca khúc da vàng”, “Ca khúc Trịnh Công Sơn”, “Tình khúc Trịnh Công Sơn”.
    • Nhạc sĩ Từ Công Phụng ấn hành tập nhạc “Tình khúc Từ Công Phụng”.
    • Nhạc sĩ Hoàng Trọng thành lập ban nhạc “Tiếng Tơ Đồng”.
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly trình diễn tại Quán Văn.
    • Ban nhạc Shotguns được thành lập gồm các nhạc sĩ Lê Văn Thiện (piano), Hoàng Liêm (guitar), Cao Phi Long (trumpet), Đan Thọ (violon, saxo tenor), Hồng Hải và Đức Hiếu (trống), Duy Khiêm (bass), Xuân Tiên (flute, saxo alto), Pat Lâm và Ngọc Mỹ (ca sĩ).
    1968
    • Đại hội nhạc trẻ tại rạp Đại Nam do Trường Kỳ tổ chức.
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ấn hành tập nhạc “Kinh Việt Nam”.
    • Nhạc sĩ Trần Trịnh viết ca khúc “Lệ đá” (thơ Hà Huyền Chi).
    • Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết ca khúc “Chuyện một chiếc cầu đã gãy”.
    • Ca sĩ Sĩ Phú (1942 – 2000) bắt đầu đi hát bằng một ca khúc trên đài truyền hình Sài Gòn trong dịp kỷ niệm ngày thành lập binh chủng Không quân.
    • Ca sĩ Khánh Hà đi hát lần đầu trong một chương trình văn nghệ phụ diễn Xổ Số Kiến Thiến Quốc Gia tại rạp Thống Nhất với bài “Chiến sĩ của lòng em”.
    1969
    • Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (1940 - ) viết ca khúc “Không”.
    • Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển (1948 – ) viết ca khúc “Thu, hát cho cho người”.
    • Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết ca khúc “Khi người yêu tôi khóc”.
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly phát hành băng nhạc “Hát cho quê hương Việt Nam 1” (Băng nhạc “Hát cho quê hương Việt Nam 2” phát hành năm 1970, “Hát cho quê hương Việt Nam 3” phát hành năm 1971, “Hát cho quê hương Việt Nam 4” phát hành năm 1973).
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ấn hành tập nhạc “Ca khúc da vàng 2”.
    • Phát hành băng nhạc Shotguns 1. Trung tâm băng nhạc Shotguns của Nhạc sĩ Ngọc Chánh là một trong những trung tâm lớn nhất đương thời, phát hành khoảng 37 băng nhạc cho tới năm 1975.
    • Ca sĩ Anh Tú (1950 – 2003) lần đầu đi hát (cùng với Khánh Hà) bài “What now my love”.
    • Đôi song ca gồm ca sĩ Lê Uyên (1952 – ) và nhạc sĩ Lê Uyên Phương chính thức lấy nghệ danh Lê Uyên và Phương.
    1970
    • Nhận lời mời của đài truyền hình NHK, ca sĩ Khánh Ly sang biểu diễn ở Nhật Bản. Khánh Ly đã ghi âm và trình diễn các ca khúc bằng cả hai thứ tiếng Việt và Nhật. Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản như “Diễm Xưa” (ca sĩ Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), “Ca dao Mẹ”, “Ngủ đi con”.
    • Ban nhạc Phượng Hoàng được thành lập, gồm các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (1947 – 1983), Lê Hựu Hà (1946 – 2003) với Hoài Khanh là ca sĩ nam và Mai Hoa ca sĩ nữ (Hà: lead guitar/vocal, Cang: keyboard/vocal, Khiêm: bass, Vinh: drums). Về sau, Hoài Khanh và Mai Hoa rời Phượng Hoàng, thay vào đó là ca sĩ Elvis Phương (1945 – ). Lần đầu tiên có một ban nhạc rock “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Các ca khúc nổi tiếng như: “Mặt trời đen”, “Tôi muốn”, “Yêu người và yêu đời”, “Hãy ngước mặt nhìn đời”, “Phiên khúc mùa đông”, “Hãy nhìn xuống chân”.
    • Nhạc sĩ Lê Uyên ấn hành tập nhạc “Khi loài thú xa nhau”.
    • Nhạc sĩ Từ Công Phụng ấn hành tập nhạc “Trên ngọn tình sầu”.
    • Nhạc sĩ Thu Hồ viết ca khúc “Quê mẹ”.
    1971
    • Đại hội Nhạc trẻ Quốc tế ngoài trời diễn ra tại Sân vận động Hoa Lư, Sài Gòn ngày 29-5-1971.
    • Đại hội Nhạc trẻ tại Thảo Cầm Viên lần đầu được tổ chức (diễn ra liên tiếp đến năm 1974).
    • Nhạc sĩ Trường Kỳ ấn hành cuốn sách “Thế giới nhạc trẻ”.
    • Phát hành băng nhạc Sơn Ca 1 “Những Chuyến Đi Mùa Ly Loạn”. Sơn Ca là một chương trình nghệ thuật của nhạc sĩ Phượng Linh (tức Nguyễn Văn Đông) được phát hành từ 1971 đến 1975 tại Sài Gòn; tất cả gồm 11 băng nhạc. Sự kiện trung tâm băng nhạc Sơn Ca cho ra đời những băng nhạc chỉ với một tiếng hát như là một sáng kiến cực kỳ mới lạ, mở đầu cho những album chỉ với một tiếng hát sau này của nhiều trung tâm băng nhạc khác.
    • Phát hành băng nhạc “Tứ Quý” với bốn giọng ca Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Trác, Tuấn Ngọc. Băng nhạc này đáng dấu lần đầu Tuấn Ngọc chính thức hát nhạc tiếng Việt.
    • Nhạc sĩ Quốc Dũng (1954 – ) viết ca khúc đầu tay “Em đã thấy mùa xuân chưa”.
    1972

    • Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết ca khúc “Đưa em vào hạ”.
    • Nhạc sĩ Nguyễn Vũ (1944 – ) viết ca khúc “Bài thánh ca buồn”.
    • Nhạc sĩ Giao Tiên (1941 – ) viết ca khúc “Nhớ người yêu”.
    • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ấn hành tập nhạc “Phụ khúc da vàng” (Nhà xuất bản Nhân Bản).
    • Nhạc sĩ Trường Kỳ bắt đầu ấn hành các tập nhạc nước ngoài “Việt hóa”. Trong giai đoạn 1972 – 1973, tổng cộng có 7 tập nhạc ra đời, trong đó tập 1 là của riêng nhạc sĩ Trường Kỳ, từ tập 2 trở đi có sự tham gia của các nhạc sĩ Phạm Duy, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang…
    • Ban nhạc The Uptight thành lập gồm các các sĩ Bích Chiêu, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Anh Tú, Thúy Anh.
    1973
    • Tại Nhật Bản, cùng đi với hai nhạc sĩ Ngọc Chánh và Phạm Duy, ca sĩ Thanh Lan đã trình bày ca khúc “Bao giờ biết tương tư” được vào chung kết tại Đại hội âm nhạc quốc tế Yamaha tại Tokyo. Cô còn ở lại Tokyo để thu âm hai bài “Ai no hio Kesanaide” và “Tuổi mộng mơ” của Phạm Duy, được dịch sang tiếng Nhật là “Yume o Miruno”.
    • Nhạc sĩ Giao Tiên viết ca khúc “Vó ngựa trên đồi cỏ non”.
    1974
    • Nhạc sĩ Bắc Sơn (1931 – 2005) viết ca khúc “Còn thương rau đắng mọc sau hè”.
    • Nhạc sĩ Giao Tiên viết ca khúc “Cô Thắm về làng”.
    • Phát hành băng nhạc Sơn Ca 7 “Tiếng Hát Khánh Ly và Tình Khúc Trịnh Công Sơn”, Sơn Ca 9 “Lệ Thu và Những Tình Khúc Tiền Chiến”.
    • Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay “Tình Ca Ngô Thụy Miên” gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 – 1972.
    1975
    • Phát hành băng nhạc Sơn Ca 10 “Tiếng hát Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long”.

    nguồn: blog TNVN.
    Thank.

    Let's block ads! (Why?)

    [Nội dung ẩn - đăng nhập để download tài nguyên]

    Tìm nhạc Lossless Nhanh >>
    Tải Nhạc Lossless chất lượng cao
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này