Thánh Gióng

Thảo luận trong 'Nội dung linh tinh SEO' bắt đầu bởi toantoanha9120, 6/5/20.

  1. toantoanha9120 Thành viên

    soạn bài thánh gióng thuộc Bài 2 SGK Ngữ Văn 6

    Câu 1
    Trả lời câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tưởng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?

    - Trong truyện “Thánh Gióng” có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng và giặc Ân.

    - Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.

    - Những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

    +, Bà mẹ ra đồng giẫm lên vết chân to, lạ và thụ thai.

    +, Ba năm Gióng không biết nói, cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

    +, Tiếng nói đầu tiên là nhờ mẹ ra mời sứ giả vào.

    +, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

    +, Biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

    +, Cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân rồi bay về trời.

    Câu 2
    Trả lời câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

    a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

    - Ca ngợi ý thức đánh giặc , cứu nước trong con người Thánh Gióng.

    - Trong Gióng luôn luôn nghĩ cho đất nước, luôn nghĩ phải đánh thắng giặc Ân nên Thánh Gióng có những khả năng, hành động khác thường.

    - Thánh Gióng chính là hình ảnh của nhân dân.

    b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc:

    Để chiến thắng giặc ta phải chuẩn bị từ lương thực cho đến vũ khí.

    c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

    +, Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

    +, Nhân dân ta yêu thương Gióng muốn cho cậu bé đó lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.

    +, Thể hiện được tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của nhân dân ta.

    +, Gióng chính là sức mạnh của toàn dân.

    d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn thành tráng sĩ:

    +, Vì nhiệm vụ cứu nước không thể chậm trễ. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đòi hỏi dân tộc ta phải có một sức mạnh phi thường như vậy.

    +, Gióng vươn vai thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc, về sức mạnh, về tinh thần của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm.

    đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

    +, Gióng đã không chịu đầu hàng khuất phục – thể hiện sự kiên cường, dám đấu tranh của người dân Việt Nam.

    +, Gióng không chỉ dùng vũ khí chống giặc ngoại xâm mà dùng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc.

    e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

    +, Việc đánh giặc là trách nhiệm và là sự tự nguyện của bản thân không ai bắt buộc nên khi đánh giặc xong Gióng không trở về nhận thưởng, không hề đòi công danh.

    +, Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng phải về trời chỉ để lại dấu tích của chiến công trên quê hương thân thuộc của mình.

    +, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.
     

Chia sẻ trang này