Tìm hiểu về mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành cà phê

Thảo luận trong 'Nội dung linh tinh SEO' bắt đầu bởi 43factory, 8/10/20.

  1. 43factory Thành viên

    Ngành cà phê ngày càng rộng lớn đã và đang hướng đến sự phát triển bền vững ở mỗi khâu của chuỗi cung ứng. Giảm thiểu lượng chất thải tiêu thụ và chuyển sang sử dụng bao bì phân huỷ sinh học là những ưu tiên hàng đầu trong ngành.

    Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mang đến những tác động lâu dài bằng cách thực hiện các mô hình tuần hoàn bền vững và số quá các quy trình chính của ngành.

    Tìm hiểu thêm về mô hình kinh tế tuần hoàn, một số ví dụ trong việc áp dụng và cách mô hình thúc đẩy số hoá.

    MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN LÀ GÌ?

    Để hiểu rõ mô hình kinh tế tuần hoàn là gì, chúng ta cần xem xét với mô hình thay thế: mô hình kinh tế tuyến tính.

    >> Tìm hiểu về Xưởng rang cà phê tại Đà Nẵng đang thu hút được khá nhiều sự chú ý của thực khách khi đặt chân đến Đà Nẵng


    MÔ HÌNH TUYẾN TÍNH

    Mô hình này là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

    Hãy lấy sản xuất điện thoại di động làm ví dụ: Một công ty lấy nguyên liệu thô để chế tạo một chiếc điện thoại di động. Sau đó, họ bán nó. Điện thoại sau khi được đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian, bị hỏng hoặc trở nên lỗi thời, chủ của chiếc điện thoại sẽ vứt bỏ nó.

    [​IMG]



    Mô hình tuyến tính này tập trung vào việc tiêu thụ tài nguyên, và kết quả nó dẫn đến tình trạng không bền vững. Điều đó vô cùng lãng phí, đặc biệt ở giai đoạn cuối, vì sản phẩm bị thải bỏ hoàn toàn và thường không được tái chế.

    MÔ HÌNH TUẦN HOÀN

    Mô hình tuần hoàn có cơ sở là tự đổi mới. Nó là một chu kỳ, chứ không phải là một chuỗi các quá trình có bắt đầu và kết thúc. Thay vì loại bỏ một sản phẩm hoặc phụ phẩm lỗi thời, mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới việc tái chế, sửa chữa, tân trang hoặc thậm chí là phát minh lại.

    Trong ngành cà phê, một số công ty trong quá trình hoạt động đang tìm cách giảm thiểu chất thải. Ở cấp độ nông trại, thân cây cà phê được cắt tỉa và sử dụng để làm nguyên liệu cho lò sấy cà phê. Bã cà phê được dùng làm phân bón hoặc sản xuất trà cascara. Một số công ty thậm chí còn phát triển vỏ bao bì cà phê có thể phân hủy hoặc tái sử dụng hay cốc từ bã cà phê đã qua sử dụng hoặc vỏ cà phê.

    LỢI ÍCH ĐỐI VỚI NÔNG DÂN

    Bằng cách triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, chúng ta có thể cải thiện tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Bằng cách này, có thể cung cấp cho nông dân khả năng đầu tư và phát triển trang trại.

    Khi các trang trại phát triển và cải thiện cả năng suất và chất lượng, các nhà sản xuất có thể cam kết thu mua với số lượng ngày càng tăng. Điều này giúp nông dân có thêm thu nhập, có khả năng trang trải chi phí để đầu tư và vận hành mô hình tuần hoàn.

    [​IMG]

    MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở ĐÔNG PHI

    Ngày nay, hàng triệu nhà sản xuất cà phê ở Đông Phi đang rơi vào tình thế nguy cấp. Đây là hệ quả của một số vấn đề, bao gồm năng suất thấp, thiếu khả năng tiếp cận tín dụng, khó tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém, giá cà phê thấp và nhiều yếu tố khác.

    Sucafina là công ty rang xay cà phê bền vững hàng đầu có trụ sở tại Thuỵ Sĩ. Công Ty hoạt động ở khắp Đông Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Để hỗ trợ nông dân Đông Phi, Sucafina đã tạo ra Sáng kiến Trung tâm Nông dân.

    Trung tâm Sáng kiến Nông dân được thiết kế như một mô hình tuần hoàn, bền vững, giúp nông dân tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực và hàng hóa. Cách thực hiện và hình thức vận hành theo nhiều cách khác nhau dựa trên văn hoá và tình hình ở mỗi quốc gia.

    Tôi đã nói chuyện với Justin Archer, COO của Sucafina về Đông Phi & Quản trị Bền vững, để hiểu cách hoạt động của sáng kiến. Anh ấy nói: “Chúng tôi làm việc theo vòng lặp với nông dân. Chúng tôi mua cà phê từ nông dân và cũng cung cấp các dịch vụ và hàng hóa cần thiết với giá ưu đãi cho cộng đồng. Đó là hình thức tuần hoàn mà chúng tôi muốn nói đến với mô hình này”.

    Mô hình tuần hoàn này cũng trao quyền cho người sản xuất sử dụng tài sản của họ trong suốt cả năm. Bằng cách đó, nông dân tạo ra và giải phóng thêm thu nhập, trang trải chi phí hiệu quả hơn. Điều này tạo ra một chu kỳ bền vững hơn.

    Darshit Shah là Trưởng bộ phận Dự án Chiến lược tại RWACOF, một nhà xuất khẩu cà phê Rwanda thuộc Tập đoàn Sucafina. Ông nói: “Các hoạt động của chúng tôi tại mỗi quốc gia Đông Phi được điều chỉnh cho phù hợp với các động lực chuỗi cung ứng đa dạng của mỗi quốc gia.

    “Do đó, việc đáp ứng các nhu cầu của người nông dân và cách tiếp cận của chúng tôi ở mỗi quốc gia này đều được chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, chủ đề chung của các sáng kiến Farmer Hub là tạo ra tác động tích cực đến sinh kế của người trồng cà phê. ”

    [​IMG]

    Sáng kiến Trung tâm Nông dân được phát triển để hỗ trợ nông dân ở các nước sản xuất cà phê ở Đông Phi, bao gồm Rwanda, Kenya và Burundi.

    Nguồn : https:/43factory.coffee/news/cac-mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan-va-so-hoa-trong-nganh-ca-phe/
     

Chia sẻ trang này