V.A.- 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Ngô Thụy Miên [WAV]

Thảo luận trong 'Tải nhạc chất lượng cao' bắt đầu bởi Nhạc Lossless, 5/1/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Nhạc Lossless Thành Viên Quản Lý

    Share link tải V.A.- 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Ngô Thụy Miên [WAV] - Fshare tốc độ cao miễn phí. Designvn chia sẻ nhạc chất lượng cao miễn phí.
    Giới thiệu đến các bạn yêu nhạc phiên bản: 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Ngô Thụy Miên, phần 1.
    Tracks List:

    01 - Một Đời Quên Lãng .... Khánh Hà
    02 - Chiều Nay Không Có Em .... Sĩ Phú
    03.- Mùa Thu Cho Em .... Phạm Thu Hà
    04.- Nỗi Đau Muộn Màng .... Tuấn Ngọc

    05.- Giọt Nước Mắt Ngà ... Diệu Hiền
    06.- Tình Khúc Mùa Xuân ... Khánh Hà & Thúy Anh
    07.- Niệm Khúc Cuối ... Thiên Kim
    08.- Bản Tình Cuối ..... Thái Hòa
    09.- Dấu Tình Sầu ..... Khánh Hà
    10.- Riêng Một Góc Trời .... Tuấn Ngọc
    11.- Mắt Biếc .... Lệ Quyên
    [​IMG]

    Trong số các nhạc sĩ sáng tác từ đầu thập niên 70 đến nay, Ngô Thụy Miên là người viết đều đặn nhất và ngay từ những tác phẩm đầu tay cho đến bây giờ, ông không viết gì ngoài tình ca. Hình như ông sinh ra đời chỉ để viết tình ca và phần lớn những đứa con tinh thần để trình làng của ông, Áo Lụa Hà Đông hay Tuổi 13, đều phổ từ thơ Nguyên Sa.

    Phạm Duy, dẫu với một số lượng tác phẩm đồ sộ, đã có lần tỏ ý hối tiếc là đã không dành thêm thời gian cho nhạc tình.!

    Ngô Thụy Miên thì không có điều gì phải luyến tiếc về điều này. Có chăng, chỉ đơn thuần là ông đã quá thờ ơ với thời cuộc khi bắt đầu sáng tác. Nhưng giả sử là ông không thể hay không muốn viết gì ngoài nhạc tình thì sao nhỉ.?
    Làm sao ép được một cây hồng nở một cành lan!

    Điều đáng đề cập là liệu Ngô Thụy Miên, bằng nhạc của mình, có nói lên được tâm tư của những người đồng trang lứa với ông hay không.? Quan trọng hơn là giới trẻ sau này còn tìm thấy sự đồng điệu với tình ca của Ngô Thụy Miên hay không.? Nhạc tình của Đức Huy có gần với tuổi trẻ hơn những tình ca của Ngô Thụy Miên không.?
    Chúng ta chỉ biết rằng, non nửa thế kỷ qua, nhạc của Ngô Thụy Miên vẫn được chuộng trong nước và hải ngoại và điều này đã chứng tỏ được sự bền vững của giá trị, với thời gian và cảm nhận, với tình ca của ông.
    Có cà phê nhạc sống nào, có phòng trà nào, có vũ trường nào mà nhạc Ngô Thụy Miên không được hát lên hàng đêm?

    Điều này làm tôi bắt đầu thấy sợ.
    Tại sao nhạc Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An , Lam Phương vẫn được hát đi, hát lại ở mọi nơi.?
    Vì đó là chứng minh cụ thể của sự cạn kiệt.. Chúng ta không có cái gì thêm để nghe hay không muốn nghe thêm cái gì khác. Cái hay lẫn cái dở đều chất chứa bao nỗi bi hài. Có phải chúng ta đang ở trong một thời kỳ mà cái mới thì không hay và cái hay thì không mới.?

    Tôi muốn nói gì thì nói, bạn muốn nghĩ gì thì nghĩ và thiên hạ muốn làm gì thì làm.
    Cùng một lúc, điều này cũng bao gồm những người không muốn, không thể hoặc không thích: nói, nghĩ hay làm gì cả.

    Thôi thì tự an ủi rồi tuổi trẻ sẽ qua mau.
    Nhưng tuổi già e sẽ qua mau hơn đấy.!

    Nói đến Ngô Thụy Miên, không thể không nói đến Nguyên Sa.

    [​IMG]

    Nguyên Sa ngoài đời trông không có vẻ thanh nhã. Nghe ông giảng môn triết học ta càng thấy ông khô hơn củi nhưng thơ tình thì tuyệt diệu, lãng mạn và ướt át. Hẳn là bao tinh hoa ông đã lỡ trút hết vào thơ tình.
    Nhưng một thi sĩ thì ngoại hình bắt buộc phải như thế nào nhỉ.?

    Chỉ biết là thơ Nguyên Sa đã như một làn gió mát thổi vào thi ca và tuổi trẻ một thời. Từ ý tưởng đến ngôn từ, Nguyên Sa đã góp phần không nhỏ làm cho thơ tình Việt Nam trẻ ra, nồng nàn hơn trong giai đoạn chiến tranh trở nên khốc liệt .
    Đọc thơ Nguyên Sa, tuổi trẻ Việt Nam, thời kỳ một ngàn chín trăm ... hồi đó, như vừa có một khuôn mặt mới, một phong cách yêu đương mới. Qua thơ Nguyên Sa và Hoàng Anh Tuấn, tuổi trẻ dường như có thêm một cách khác để bầy tỏ tình yêu, khác nhiều với Xuân Diệu, khác xa với Huy Cận.

    Cũng nên biết là thơ phổ nhạc thường đem đến một mất mát đáng tiếc. Thêm được một ca khúc thì mất đi một bài thơ bởi vì những bài thơ đã được phổ nhạc sẽ không còn được hình dung ra với sự nguyên vẹn nữa. Không chỉ biến dạng thành lời ca của bài hát ấy mà vĩnh viễn sẽ còn không thể tách ra được. Thế độc lập của bài thơ đã bị bài nhạc tước đoạt.!

    Thơ Nguyên Sa và nhạc Ngô Thụy Miên thì sao.? Nhạc họ Ngô có làm tuổi trẻ quên đi nguyên bản thơ họ Trần ( Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan).?
    Không đâu!, Kosma phổ nhạc nhiều thơ của Prevert nhưng Kosma vẫn là Kosma và Prevert cứ là Prevert. Phạm Duy phổ nhạc nhiều thơ của Huy Cận nhưng Huy Cận vẫn mãi là Huy Cận. Phạm Đình Chương phổ nhiều thơ của Thanh Tâm Tuyền nhưng thi sĩ này vẫn giữ chỗ đứng bất khả di trong tâm hồn người yêu thơ.

    Thêm một gỉả dụ khác. Hay là thơ Nguyên Sa đã giới hạn nhạc Ngô Thụy Miên.?
    Không hẳn vậy, vì trong những ca khúc mà họ Ngô viết cả nhạc lẫn lời, ông đã cho ta thấy những cánh cửa khác được mở ra tronb thế giới riêng của ông.

    Tiếc thay, nhạc sĩ này chỉ phổ nhạc thơ có vần, có điệu của Nguyên Sa, nếu không chúng ta đã có thể có thêm một số ca khúc được phổ từ thơ tự do, thơ như văn xuôi của Nguyên Sa..
    Chưa đủ can đảm, thiếu thốn tài năng, thời giờ hạn hẹp hay phổ thơ Nguyên Sa chỉ là một giai đoạn trong tiến trình sáng tác của Ngô Thụy Miên.? Ai giỏi thì cứ nắm áo ông ấy mà hỏi.!

    Phần chúng ta, hai chân gác lên bàn, một tay điếu thuốc, một tay ly cà phê thơm ngát, hai mắt nhắm nghiền, thả hồn vào thế giới tình ca của Ngô Thụy Miên với lời bình của Hoài Nam.

    Làm ngay đi.
    Tuổi già e sẽ đến mau đấy.!

    Vài lời về phiên bản này:

    1.- Phiên bản này hơi... ngắn, ít nhất là trên3 giờ, nên phải cắt làm 3 phần cho dễ nghe.
    Phần đầu 1 giờ 5 phút, có thể tải ngay. Phần 2, và 3 sẽ theo sau.

    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!​

    2.- Với các bạn chỉ thích ăn ốc luộc không cần nước mắm gừng hay chè ba màu khỏi cần nước đá bào, dưới đây là link cho file chỉ có nhạc, không có lời bình của Hoài Nam.

    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!​

    3.- Tiêu đề này không thể hoàn thành nếu không có tư liệu của Hoài Nam và Nguyễn Đình Toàn. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn hai tiền bối.

    4.- Nếu quan tâm đến những tiêu đề tương tự, các bạn có thể để ý đến:

    V.A - 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Lê Uyên Phương.
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1091495

    V.A - 70 năm trong tình ca Việt Nam - Từ Công Phụng.
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1087760

    Đoàn Thế Ngữ với Như Chiếc Que Diêm của Từ Công Phụng
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1090622

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Nguyễn Ánh 9.
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1089048

    Đoàn Thế Ngữ với "Tình Ca" của Phạm Duy, thân phận Kiều của Nguyễn Du và vua Gia Long nghi án.
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1092600

    5.- "Sau" khi lỡ dại tải và nghe, xin cho vài comment để kẻ này còn biết được ý... voi của cả nhà chứ.!

    Hẹn các bạn kỳ tới.

    Let's block ads! (Why?)
    [Nội dung ẩn - đăng nhập để download tài nguyên]
    Tìm Nhanh
    Tải Nhạc Lossless chất lượng cao
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này