Vai trò không ngờ của xét nghiệm máu

Thảo luận trong 'Nội dung linh tinh SEO' bắt đầu bởi leloikt90, 17/10/20.

  1. leloikt90 Thành viên mới

    Xét nghiệm máu có thể cho biết nguy cơ mắc những bệnh gì?

    Khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc nghi ngờ dấu hiệu bất thường, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm máu. Từ các chỉ số sinh hóa máu, bác sĩ có thể chẩn đoán được một số nguy cơ và bệnh lý. Vậy xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì?

    * Xét nghiệm công thức máu để làm gì?

    Trên thực tế, không phải chỉ khi có bệnh trong người thì mới thực hiện thủ thuật xét nghiệm máu. Hầu hết mọi người đều cần phải khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu là một trong số các xét nghiệm cần làm, bên cạnh các thông số như cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp. Xét nghiệm máu giúp cho bác sĩ tiện theo dõi, đánh giá tình hình sức khoẻ và đồng thời còn phát hiện được nhiều bệnh lý hoặc rối loạn có liên quan đến các thông số xét nghiệm máu.

    Ngoài ra, với sự tiến bộ của y học ngày nay, xét nghiệm máu còn góp phần phát hiện ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn sớm. Từ đó, bác sĩ có thể giúp người bệnh điều trị kịp thời, tăng cơ hội khỏi bệnh, tránh các biến chứng lâu dài.

    * Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì?

    - Các bệnh về máu và thành phần trong máu

    Xét nghiệm máu tổng quát có khả năng “chỉ điểm” các bệnh về máu và các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu, chẳng hạn như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu, thậm chí là ung thư máu và rối loạn miễn dịch. Các bệnh lý này được bác sĩ chẩn đoán qua các thông số xét nghiệm máu:

    Kiểm tra các tế bào hồng cầu: Mức hồng cầu bất thường có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.

    Kiểm tra các tế bào bạch cầu: Số lượng bạch cầu trở nên bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch.

    Kiểm tra các tiểu cầu: Mức tiểu cầu bất thường sẽ gây ra rối loạn chảy máu (không đủ tiểu cầu để đông máu) hoặc bệnh dễ tụ huyết khối (máu quá đông).

    Hemoglobin (Hb): Mức hemoglobin bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng thalassemia hoặc các rối loạn máu khác. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, lượng đường dư thừa trong máu có khả năng liên kết với hemoglobin và dẫn đến tăng mức hemoglobin A1c (HbA1c).

    Hematocrit (Hct): Hematocrit cao có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Mức hematocrit thấp có khả năng là dấu hiệu của thiếu máu. Sự bất thường đối với chỉ số Hct cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn về máu hoặc tủy xương.
    [​IMG]
    Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV): Mức MCV bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu nói chung hoặc chứng thiếu máu cục bộ.

    - Các bệnh liên quan đến đường huyết

    Xét nghiệm máu cho biết lượng đường (glucose) có trong máu của bạn. Đường huyết vượt quá giới hạn có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

    - Các bệnh liên quan đến canxi máu

    Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, lượng canxi trong máu quá cao hay quá thấp có khả năng là dấu hiệu của các bệnh lý thận, vấn đề về xương, bệnh tuyến giáp, ung thư, suy dinh dưỡng hoặc một vài rối loạn khác.

    - Các bệnh liên quan đến cân bằng điện giải

    Các chất điện giải (gồm natri, kali, bicarbonate và clorua...) là các thông số xét nghiệm máu cần thiết, giúp duy trì nồng độ chất lỏng và cân bằng độ axit trong cơ thể.

    Thông số điện giải bất thường có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước, bệnh về thận, bệnh gan, biểu hiện suy tim, tăng huyết áp hoặc các rối loạn khác.

    - Các bệnh về thận và chức năng thận

    Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ urê máu (BUN) và creatinin. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.

    - Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym

    Xét nghiệm đối với enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.

    - Tình trạng cơ bắp và tế bào tim bị tổn thương

    Troponin là một protein có tác dụng co cơ. Khi cơ bắp hoặc các tế bào tim bị tổn thương, troponin sẽ bị rò rỉ ra ngoài và vào máu, dẫn đến nồng độ troponin trong máu tăng lên.

    - Nguy cơ bệnh tim và rối loạn mỡ máu

    Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở bệnh nhân thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol:

    Nồng độ cholesterol xấu: Sự tích tụ cholesterol xấu gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch.

    Nồng độ cholesterol tốt: Loại cholesterol này làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.

    Triglyceride: Là một loại chất béo có trong máu.

    Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

    Xét nghiệm máu là phương pháp y khoa giúp chẩn đoán rất nhiều loại bệnh và cần thực hiện định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề của cơ thể. Chủ động xét nghiệm máu tổng quát là phương pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình và gia đình.

    Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thực hiện trong các gói Khám sức khỏe tổng quát tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam tại Bình Dương, bên cạnh những xét nghiệm khác. Gói tầm soát sức khỏe, khám sức khỏe tổng quát của Đa khoa Phương Nam hoàn toàn khác với việc thực hiện kiểm tra sức khỏe thông thường. Chương trình được thiết kế có tính khoa học và tính thực tiễn để tiếp cận được toàn bộ tình trạng sức khỏe của bạn, đồng thời phát hiện sớm, can thiệp, điều trị kịp thời nhằm làm giảm đến mức tối thiểu những biến chứng của những bệnh hiểm nghèo đe dọa cuộc sống của bạn.
    [​IMG]
    >>>Xem thêm: https://phuongnamhospital.com/xet-nghiem/phong-kham-xet-nghiem-mau-o-binh-duong/
    Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Đa khoa Phương Nam qua hotline: 1900 63 36 98 để được tư vấn chi tiết hơn.
     

Chia sẻ trang này