Hiểu hơn về bệnh ho viêm họng là gì?

Thảo luận trong 'Nội dung linh tinh SEO' bắt đầu bởi phongk09, 16/6/20.

  1. phongk09 Thành viên

    Bị ho viêm họng uống thuốc gì cho mau khỏi nhanh ? Bài viết này cung cấp tất cả những cách chữa ho viêm họng hiệu quả nhanh và dứt điểm nhất hiện nay.

    [​IMG]

    Nguồn: https://daehandoor.com/cua-thong-phong/
    Hiểu hơn về bệnh ho viêm họng
    Viêm họng thường có các biểu hiện như: ho, ngứa trong họng, khản tiếng, sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Ho viêm họng lâu ngày nếu không điều trị triệt để sẽ dẫn tới kém ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể.

    Nguyên nhân gây ho viêm họng
    Nguyên nhân chính là do các loại virus, vi khuẩn, liên cầu khuẩn, trong đó có liên cầu khuẩn (Streptococcus) tán huyết bêta nhóm A.

    Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn có thể là do yếu tố môi trường, khói bụi, thời tiết, rượu, hóa chất…

    Nếu nguyên nhân gây ho viêm họng do virus, loạn cảm thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh thân thể và răng miệng hợp lý, không dùng các chất kích thíc, tránh khói bụi.

    Đặc biệt, khi bị viêm họng do virus, bạn tuyệt đối không nên dùng kháng sinh để điều trị bởi nó có thể gây tác dụng phụ. Thêm vào đó, nếu lạm dụng kháng sinh, sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này và hậu quả là bệnh kéo dà không khỏi, hoặc sẽ phải dùng liệu nặng hơn để trị bệnh…

    Thế nhưng có một điều đáng nói ở đây là hầu hết các bệnh nhân ho viêm họng đều dùng kháng sinh để điều trị. Đó là một sai lầm cần phải loại bỏ. Kháng sinh chỉ được chỉ định khi xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Khi dùng thuốc phải được sự chỉ định của bác sĩ, dùng đúng thuốc, đủ liều thì mới có tác dụng và không gây biến chứng. Bị

    [​IMG]

    Một số ít trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn (chiếm khoảng 20%), đặc biệt là liên cầu khuẩn (Streptococcus) tán huyết bêta nhóm A thì lúc này các biện pháp sử dụng thuốc khác như: Kháng sinh, thuốc Đông Y, hoặc các loại thuốc khác mới có hiệu quả.

    Khi bị ho viêm họng uống thuốc gì cho mau khỏi?
    Sử dụng kháng sinh trị ho, viêm họng
    • Dùng kháng sinh đường uống: Thuốc kháng sinh đường uống thường được dùng là: Penicillin, Amoxillin, hay Amoxillin-clavulanate, Erythromycin, Clarithromycin và Roxithromycin … Nếu sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, bạn cần có sự chỉ định của các bác sĩ trong việc phối hợp các loại thuốc khác nhau để có được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
    • Kháng sinh tiêm tĩnh mạch: Với trường hợp ho viêm họng mãn tính thì dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để giảm nhanh các triệu chứng của bênh.
    • Dùng kháng sinh trị viêm họng tại chỗ: Dùng trực tiếp tại vùng họng với khả năng thẩm thấu trực điểm vào ổ nhiễm trùng. Sử dụng thuốc loại này chúng ta sẽ tránh được tình trạng nhờn thuốc. Thuốc dạng này thường tồn tại trong dạng ngậm hoặc xịt.
    [​IMG]
    Sử dụng các thuốc làm loãng dịch
    Trường hợp ho, viêm họng có đờm, chúng ta cần dùng loại thuốc giảm đờm và giảm ho trước như: Alphachhymotrypsin.

    Thuốc chống viêm, chống dị ứng
    Thuốc chống viêm tại vùng họng bị viêm phổ biến nhất là: Corticoid. Các thuốc chống dị ứng thường là nhóm thuốc kháng histamine.

    Bài thuốc Nam chữa ho viêm họng:
    Ngoài những bài thuốc Tây, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị ho viêm họng dưới đây:

    1. Lá rẻ quạt: 1 – 2 miếng bằng ngón tay, muối 2 gam. Sau khi rửa sạch lá, nhai dập và ngậm với muối. Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần khi cổ họng bị ngứa (có thể nuốt nước).
    2. Lá húng chanh: 3 – 5 lá, rửa sạch nhai dập, ngậm cùng khoảng 2g muối. Sau đó, nuốt dần nước đó.
    3. Lá chua me đất: 50g, muối 2g. Sau khi rửa sạch bạn cũng nhai và ngậm với muối để đạt được hiệu quả tốt nhất.
    Bị ho viêm họng nên ăn gì?
    Bên cạnh những bài thuốc trên, người bị ho viêm họng cũng nên chú ý hơn vào các thực phẩm từ tự nhiên để hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị.

    Trà mật ong
    Theo một số nghiên cứu, mật ong có thể làm giảm tình trạng ho nhanh chóng. Dù khá nhỏ nhưng mật ong cũng có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau viêm họng. Vì vậy, khá nhiều gia đình Việt luôn dự trữ một hoặc vài chai mật ong trong nhà để sử dụng khi cần thiết.

    Để sử dụng mật ong làm bài thuốc trị ho viêm họng, hãy trộn 2 muỗng cà phê với nước ấm hoặc trà thảo dược. Uống đều đặn một hoặc hai lần một ngày. Nếu bạn thường xuyên bị ho ngứa cổ về đêm thì hãy uống hỗn hợp này trước khi đi ngủ. Lưu ý: Không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.

    Gừng
    Một trong những đặc tính tốt nhất của gừng là tác dụng chống viêm. Vì vậy, gừng cũng là một “bài thuốc tự nhiên” giúp chữa ho và giảm đau viêm họng hiệu quả.

    Pha một tách trà gừng trị ho viêm họng bằng cách cho vài lát gừng tươi (khoảng 40g) vào một cốc nước nóng. Để vài phút cho các tinh chất trong gừng hòa vào nước. Trước khi uống bạn có thể thêm một chút đường, mật ong hoặc nước chanh để tách trà ngon và hợp khẩu vị hơn.

    Hãy lưu ý rằng, trong một số trường hợp, trà gừng có thể gây khó chịu cho dạ dày hoặc ợ nóng.

    Nước ấm
    Một số nghiên cứu chỉ ra rằng rằng các loại đồ uống nóng làm giảm bớt các triệu chứng thông thường khi bị cảm, sốt, bảo gồm cả giảm ho viêm họng.

    Đảm bảo rằng cổ họng của bạn không bị khô bằng cách uống nước ấm nhiều lần trong ngày hoặc khi thấy cần thiết.

    Một số thức uống bạn có thể tham khảo:

    • Nước ấm
    • Trà thảo mộc
    • Nước ép trái cây
    Súp gà
    Súp gà là một nguồn dinh dưỡng chứa nhiều calo, protein, vitamin và khoáng chất tốt. Nó cũng là một thuốc thông mũi tự nhiên và có thể chặn các virus gây ho và nghẹt mũi.

    Dứa
    Bromelain là một hỗn hợp các enzyme tự nhiên được tìm thấy trong dứa, có thể giúp ức chế ho và long đờm trong cổ họng.

    Bị ho viêm họng không nên ăn, uống gì?
    • Đồ ăn lạnh
    • Nước dừa
    • Nước mía
    • Các đồ uống có gas
    • Các loại thực phẩm quá mặn hay quá ngọt
    Trên đây là những loại thực phẩm bạn không nên ăn hoặc uống trong khi bị ho vì chúng có thể kích thích tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Một số câu hỏi thường gặp
    Bị ho có ăn cá được không?
    Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng các loại hải sản, cá, tôm, mực khiên tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy mọi người vẫn có thể ăn thêm cá để đổi món.

    Tuy nhiên vẫn cần tuân thủ việc kiêng các loại đồ ăn cay, nóng và chứa nhiều dầu mỡ.

    Bị ho có nên ăn chuối?
    Chuối làm một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng người bị ho không nên ăn cuối vào buổi tối.
     

Chia sẻ trang này