Những đặc điểm cần biết khi tra mã vạch các nước trên thế giới

Thảo luận trong 'Nội dung linh tinh SEO' bắt đầu bởi tmtiendung, 18/6/21.

  1. tmtiendung Thành viên mới

    [​IMG]

    Mã vạch là một yếu tố giúp cho bạn nhận diện được nguồn gốc của sản phẩm, từ đó tránh sai sót khi nhập hàng, đảm bảo kinh doanh không bị thiệt hại. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn vẫn còn coi thường yếu tố này và không để ý đến mã vạch trên sản phẩm. Sai lầm này đã khiến không ít người nhập phải những lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng và gây thiệt hại không nhỏ đến việc kinh doanh của bản thân. Chính vì thế, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về các yếu tố này thì hãy cùng tìm hiểu một số lưu ý trong quá trình kiểm tra mã vạch các nước nhé.

    Các loại mã vạch đặc biệt

    977 Dãy số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho ấn bản định kỳ/ International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN)

    978 Số tiêu chuẩn quốc tế dành cho sách/ International Standard Book Numbering (ISBN)

    979 Số tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm âm nhạc/ International Standard Music Number (ISMN)

    981 – 982 Common Currency Coupons/ phiếu, vé tiền tệ nói chung

    990 – 999 Coupons/ Phiếu, vé

    Cách tính mã vạch để phân biệt giữa hàng thật và giả

    Các bước tính như sau:

    Trừ số kiểm tra ở cuối cùng C, lấy tổng các chữ số ở các vị trí lẻ

    Nhân số vừa tính được cho 3

    Tiếp theo tính tổng các chữ số còn lại

    Lấy tổng bước 2 và 3

    Lấy bộ số của 10 (số gần nhất với kết quả ở bước 4) rồi trừ cho tổng ở bước 4 là ra được số C

    Ví dụ tính số kiểm tra cho mã 893204698554 C

    4 + 5 + 9 + 4 + 2 + 9 = 33

    33 x 3 = 99

    8 + 3 + 0 + 6 + 8 + 5 = 30

    99 + 30 = 129

    130 - 129 = 1

    Vậy mã số hoàn chỉnh sẽ là 893204698554 1

    Cấu tạo của mã vạch hàng hóa tại Việt Nam

    Các loại hàng hóa tại nước ta thường có một định dạng chung như sau: 893MMMMMMXXXC

    Trong đó:

    893: mã vùng cố định tại Việt Nam

    MMMMMM: số được cấp sau khi sản phẩm được đăng ký theo quy định

    XXX: số doanh nghiệp tự đặt cho từng sản phẩm. Ví dụ doanh nghiệp đó sản xuất 2 mặt hàng khác nhau thì sẽ có dạng 001 và 002, v.v…

    C là số kiểm tra được tính theo công thức như ở phần trên

    Chắc chắn là sau khi kiểm tra được mã vạch các nước dựa trên các kỹ thuật mình vừa chia sẻ, các bạn sẽ biết đâu là một lô hàng tốt để có thể nhập hàng, tránh đụng phải những mặt hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu kinh doanh của bạn. Ngoài ra, bạn cũng đừng vì một số lợi ích nhỏ trước mắt mà nhắm mắt lựa đại các lô hàng kém chất lượng, bạn sẽ khó lòng kinh doanh lâu dài.

    Nếu còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến mã vạch các nước trên thế giới thì có thể để lại bình luận phía dưới, mình sẽ giải đáp giúp cho bạn. Chúc bạn thành công.
     

Chia sẻ trang này