Phân loại bút bi theo thiết kế và theo mực sử dụng

Thảo luận trong 'Nội dung linh tinh SEO' bắt đầu bởi seokenken, 28/11/23.

  1. seokenken Thành viên

    1.Phân loại bút bi theo thiết kế.

    Nếu bút máy phân loại thiết kế dựa vào hệ thống bơm mực thì bút bi phân loại thiết kế dựa vào thao tác của người sử dụng khi kích hoạt ngòi bút của bút bi gồm 3 loại chính: bút bi bấm, bút bi vặn và bút bi nắp đậy

    1.Bút bi bấm : loại bút này là phổ biến nhất vì sự đơn giản, tiện dụng và chắc chắn khi viết, chỉ với một thao tác “bấm” để đưa ngòi bút vào vị trí hoạt động, và bấm một lần nữa để đưa ngòi bút về vị trí bên trong của vỏ bút, tránh bị lem mực khi bỏ vào các môi trường chật hẹp như túi quần áo hay túi xách và cũng là để bảo vệ ngòi bút khỏi các va chạm nếu chả may cây bút của bạn bị rớt.

    [​IMG]

    2.Bút bi vặn : Cấu tạo của cây bút bi này được tách thành 2 phần, liên kết với nhau bằng một khớp nối, để kích hoạt ngòi bút bạn chỉ cần vặn ở khớp nối này, và vặn một lần nữa để đưa ngòi bút về vị trí ban đầu. Thiết kế bút bi này không phổ biến như bút bi bấm, vì thao tác vặn này có vẻ không mượt và tiện như “bấm”, trừ những thiết kế cao cấp, bằng không thao tác vặn của của bạn sẽ chả mượt mà tý nào mà đôi khi còn làm ngòi bút không “ra tới” rất khó chịu.

    [​IMG]

    Không nắp đậy, không nút bấm thì chắc chắn đó chính là một cây bút vặn

    [​IMG]

    3.Bút bi nắp đậy:Đối với những cây bút bi mực lỏng, mực bút sẽ rất dễ bị khô và tắc ở ngòi bút nếu ngòi bút để ngoài môi trường không khí quá lâu mà không sử dụng, việc “ẩn mình” vào trong thân bút là chưa đủ, vì thế những cây bút thế này cần một nắp đậy để cách ly ngòi bút với không môi trường bên ngoài.Cũng chính vì vậy mỗi khi muốn sử dụng bạn cần thao tác “mở nắp” và gắn nắp vào thân trên của bút, khá rắc rối nhưng đổi lại, vì là mực lỏng nên cảm giác viết trên cây những cây bút này sẽ rất mượt. Thích hợp làm bút quà tặng khắc tên yêu cầu

    [​IMG]

    Phân loại bút theo Mực sử dụng:

    Bút bi mực nhớt (Ballpoint Pen) : mực nhớt chính là mấu chốt để cây bút bi được hoàn thiện vào những năm 1940s, trước đó những phát triển bút bi đã từng đi vào bế tắc vì những nhà thiết kế đã không thể giải quyết vấn đề giữa việc tràn mực và việc lăn bi: nếu có định viên bi quá chặt vào socket viên bi sẽ ko lăn được, nhưng nếu chỉ cố định quá lỏng, mực(vì lỏng) sẽ tràn ra ngoài. vì thế việc phát triển ra loại mực nhớt có ý nghĩa rất lớn.
    Quay lại với những cây bút bi mực nhớt, những cây bút này cũng chính là những cây bút phổ biến nhất hiện nay, dù đem lại cảm giác ghi chép không mượt mà nhất nhưng đổi lại rất nhiều ưu điểm như không bị tràn mực, ko lem mực trên giấy, thao tác sử dụng đơn giản.

    [​IMG]

    Bút bi mực lỏng( Rollerball Pen): Năm 1963, một công ty Nhật Bản tên Ohto ra mắt Rollerball Pen với thiết kế của một cây bút bi mực nhớt nhưng lại có mực của một cây bút máy(mực lỏng), sự kết hợp ưu điểm của cả 2 loại bút khiến cây bút này nhanh chóng được biết đến rộng rãi,nhưng vì là mực lỏng cây bút này vẫn cần nắp bút để tránh tình trạng khô mực, tắc mực và vẫn bị nhòe mực nếu viết trên giấy kém chất lượng nên cây bút này vẫn không thể chiếm được vị trí độc ton của bút bi mực nhớt.

    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này