Quy định của pháp luật về xử lý hành vi “ngoại tình”

Thảo luận trong 'Nội dung linh tinh SEO' bắt đầu bởi Xoanvpccnh165, 28/8/24.

  1. Xoanvpccnh165 Thành viên

    Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì hình thức một vợ một chồng là hợp pháp, vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau. Tuy nhiên hiện nay có một số người vợ/chồng dù đã kết hôn nhưng có hành vi quan hệ lén lút với người khác, thậm chí là chung sống như vợ chồng với một người khác thì đây được xem là hành vi ngoại tình.

    >>> Xem thêm: Dịch vụ tách sổ đỏ nhanh, giá rẻ tại Hà Nội

    Ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người vợ/chồng hợp pháp của họ.

    Hành vi ngoại tình được xem là vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. Ngoài ra, "người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ" là một trong các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ Chế độ hôn nhân và gia đình (theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

    1. Theo đó, người có vợ, có chồng mà “ngoại tình” thì phải chịu các trách nhiệm pháp lý sau đây:

    - Xử phạt hành chính: Khoản 1 điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:
    Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;


    [​IMG]

    c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

    Do đó, đối với hành vi sống chung với người khác như vợ chồng mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với mục đích răn đe, cảnh cáo đối với người có hành vi vi phạm.

    - Xử lý hình sự: Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

    b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    [​IMG]

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

    b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

    Như vậy, người có vợ, có chồng mà “ngoại tình” là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 05 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 03 năm

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề : Quy định của pháp luật về xử lý hành vi “ngoại tình”. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội​


    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này