V.A.- 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Ngô Thụy Miên, phần 2 [WAV]

Thảo luận trong 'Tải nhạc chất lượng cao' bắt đầu bởi Nhạc Lossless, 25/7/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Nhạc Lossless Thành Viên Quản Lý

    Share link tải V.A.- 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Ngô Thụy Miên, phần 2 [WAV] - Fshare tốc độ cao miễn phí. Designvn chia sẻ nhạc chất lượng cao miễn phí. Tải DVD nhạc Lossless Thuy Nga Paris by Night mới nhất. Download nhạc vàng, nhạc xưa, nhạc bolero 320kbps file gốc.

    Gửi tiếp đến các bạn phần 2 của "70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên"
    Tracks List:

    12.- Cần Thiết ......................... Ngọc Quỳnh
    13.- Từ Giọng Hát Em. .............. Phương Linh
    14.- Giọt Nắng Hồng ................. Mai Khôi
    15.- Miên Khúc ........................ Khánh Hà

    16.- Dốc Mơ ............................ Khánh Ly
    17.- Ở Nơi Nào Em Có Nhớ ........ Tuấn Ngọc
    18.- Dáng Ngọc ....................... Thái Thảo
    19,- Tuổi 13 ............................ Bích Vân
    20.- Paris Có Gì Lạ Không Em .... Ngọc Hạ
    21.- Áo Lụa Hà Đông ............... Thái Hòa
    22.- Bản Tình Ca Cho Em ........ Tuấn Ngọc
    23.- Em Còn Nhớ Mùa Xuân .... Y Phương
    [​IMG]

    Thêm vài lời về Ngô Thụy Miên,

    Ngô Thụy Miên tốt nghiệp năm 1965 tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn về hai bộ môn vĩ cầm và nhạc pháp nhưng đã bắt đầu viết nhạc từ năm 1963. Tình khúc đầu tiên Ngô Thụy Miên hoàn tất , "Chiều Nay Không Có Em" (1965), đã được giới sinh viên tại các giảng đường đại học hưởng ứng rất nồng nhiệt.
    Vài năm sau đó, ông đã cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa đề là Tình Khúc Đông Quân do nhà in Khắc Hạnh phát hành tại Sài Gòn (1969). Đông Quân là bút hiệu đầu tiên của ông trước khi ông đổi qua bút hiệu mới là Ngô Thụy Miên. Trong tuyển tập Tình Khúc Đông Quân mà ông đã ghi lời tâm bút thay cho lời ngỏ trên trang đầu của tuyển tập là những tình khúc viết cho bạn bè và tình yêu, trong đó gồm 12 bản tình ca: Dáng Ngọc, Mùa Thu Này Cho Em (sau đổi là Mùa Thu Cho Em), Gọi Nắng (sau đổi là Giọt Nắng Hồng), Dấu Vết Tình Yêu (sau đổi là Dấu Tình Sầu), Cho Những Mùa Thu (sau đổi là Thu Trong Mắt Em), Tình Khúc Tháng 6, Nhạt Tình (sau đổi là Dấu Vết Tình Yêu), Mây Hồng (sau đổi là Tuổi Mây Hồng), Gọi Tên Em, Ái Xuân, Mùa Thu Về Trong Mắt Em (sau đổi là Mắt Thu) và Ngày Mai Em Đi. Xin đừng lẫn lộn với " Một Mai Em Đi" của Trường Sa.

    Không chịu "ngủ mãi" (thụy miên)!, năm 1971 ông đã cho xuất bản một tuyển tập tình ca thứ nhì, với tựa đề "Một Ngày Cho Tình Yêu." Trong tuyển tập nầy có sự góp mặt của các nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, Trần Tú, Vũ Thành An và Vũ Đức Sao Biển, và tập nhạc do Bạn Trẻ xuất bản với phụ bản của họa sĩ Nguyên Khai, in tại nhà in Hiếu Trung Sài Gòn. Trong tuyển tập nầy, gồm tất cả là 15 nhạc khúc của 5 nhạc sĩ. Ngô Thụy Miên với 5 ca khúc đóng góp trong tuyển tập là Tình Khúc Tháng Sáu, Mùa Thu Cho Em, Tình Khúc Mùa Xuân, Chiều Nay Không Có Em và Mắt Biếc.
    Cuối năm 1974, ông cùng với một số thân hữu thực hiện cuốn băng nhạc đầu tiên với chủ đề Tình Ca Ngô Thụy Miên, Thúy Nga phát hành, gồm 17 tình khúc đã được sáng tác trong suốt khoảng thời gian từ 1965-1972, và ông đã ra mắt cuốn băng nầy trong đêm tình ca Ngô Thụy Miên, với chủ đề Nhạc Tình Khúc tại Sài Gòn ngày 7.12.1974, do các nam nữ ca sĩ nổi danh trình bày như Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh, Duy Quang, Duy Trác, Thanh Lan, Sơn Ca, Xuân Sơn, Châu Hà, Kim Tuấn, với phần hòa âm của nhạc sĩ Văn Phụng.
    Ông vượt biên vào cuối năm 1978 và đến Mã Lai. Tại trại tị nạn Pulau Bidong ở Mã Lai ông đã chính thức trình làng tác phẩm mà ông đã miệt mài viết từ năm 1975 và đã hoàn tất vào năm 1978, bản Em Còn Nhớ Mùa Xuân riêng gởi tặng cho người yêu Đoàn Thanh Vân lúc đó đang định cư tại Mỹ Quốc.
    Năm 1979 ông sang Montreal, Gia Nã Đại và tại đây ông đã lập gia đình với Thanh Vân vào cuối năm 1979. Vào khoảng đầu năm 1980, ông di dân sang Mỹ và định cư tại California. Ông đã tốt nghiệp kỹ sư điện toán và hiện đang làm chuyên viên cố vấn trong ngành điện toán tại thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington.

    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!​

    Vài lời bàn thêm:

    1.- Có một điều phải tỏ cho minh bạch là ca khúc "Giáng Ngọc" chính tựa là "Dáng Ngọc". Ta chỉ có "giáng tiên", tiên bị đày xuống trần, "giáng mi", làn mi cong và dài xuống đuôi mắt hay "giáng hương", hương của hoa thơm tỏa xuống từ cây. Giáng có nghĩa là xuống, nên "ngọc" mà "giáng", rơi xuống thì ... xong phim.!
    "Dáng ngọc" đây là dáng dấp ngọc, ngà của người yêu.!

    2.- Với các bạn có óc tò mò , nghe lời bình của Hoài Nam mà chưa rõ, đường "Duy Tân cây dài, bóng mát" bây giờ là đường Phạm Ngọc Thạch. Đường Lê Văn Duyệt là Võ Thị Sáu bây giờ, đoạn từ Đinh Tiên Hoàng & Trần Quang Khải, đến Phan Đăng Lưu. "Lăng Ông" trên đường này là lăng Đức Ông Tả Quân Lê Văn Duyệt.
    Sau bao năm,người ta mới vỡ lẽ ra là không phải ai làm quan dưới triều Nguyễn cũng là phường phản dân, hại nước. Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt đã có công rất lớn khai phá miền Nam. Nếu không có ngài, ta không có được một miền Nam trù phú như bây giờ. Năm 2014, UBND TPHCM đã ký sắc lệnh đổi lại tên đoạn đường này như cũ.

    3.- Phiên bản kế tiếp này đã không thể hoàn thành được nếu không dựa vào biên khảo của Hoài Nam trong "70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam".

    4.- Riêng tặng các vị ăn bún đậu không cần mắm tôm, dưới đây là link của những bàn nhạc, không có dấu vết lời bình luận của Hoài Nam.

    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!​

    Let's block ads! (Why?)

    [Nội dung ẩn - đăng nhập để download tài nguyên]

    Tìm nhạc Lossless Nhanh >>
    Tải Nhạc Lossless chất lượng cao
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này