V.A - 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Phạm Duy, phần 2 [WAV]

Thảo luận trong 'Tải nhạc chất lượng cao' bắt đầu bởi Nhạc Lossless, 21/9/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Nhạc Lossless Thành Viên Quản Lý

    Share link tải V.A - 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Phạm Duy, phần 2 [WAV] - Fshare tốc độ cao miễn phí. Designvn chia sẻ nhạc chất lượng cao miễn phí.
    "Việt Nam, câu nói sau cùng khi lìa đời".
    Để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa, một tự hào của ăm nhạc Việt Nam và cũng với đề tài "phân biệt giữa tác giả và tác phẩm", giới thiệu đến các bạn: 70 năm trong tình ca Việt Nam - Phạm Duy, phần 2.
    Tracks List

    Phạm Duy phần 2A
    01. Những Gì Tôi Sẽ Đem Theo Vào Cõi Chết................... Phạm Duy & Khánh Ly
    02. Cành Hoa Trắng .......................................................Khánh Linh

    03. Nghìn Trùng Xa Cách.................................................Mỹ Linh
    04. Đố Ai........................................................................Như Quỳnh
    05. Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời......................................Nguyên Thảo
    06. Còn Gì Nữa Đâu.......................................................Tấn Minh
    07. Hẹn Hò....................................................................Lệ Thu
    08. Nha Trang Ngày Về..................................................Tấn Minh
    09. Cỏ Hồng..................................................................Mỹ Linh
    10. Con Đường Tình Ta Đi.............................................. Phương Anh & Tấn Minh
    Phạm Duy phần 2B
    01. Quán Bên Đường.....................................................Ý Lan
    02. Nước Mắt Mùa Thu..................................................Lệ Thu
    03. Qua Cầu Gió Bay.....................................................Nguyễn Lê
    04. Giọt Mưa Trên Lá / Rain on the Leaves.....................Dalena
    05. Ngày Đó Chúng Mình...............................................Ý Lan
    06. Con Đường Tình Ta Đi........................................... Trần Thái Hòa
    07. Bài Ngợi Ca Tình Yêu..............................................Thanh Hà
    08. Bao Giờ Biết Tương Tư......................................... Hồ Hoàng Yến
    09. Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang..............................Nguyễn Hưng
    10. Kỷ Vật Cho Em.......................................................Elvis Phương
    11. Tưởng Như Còn Người Yêu.....................................Lê Uyên
    12. Khi Tôi Về.............................................................Khánh Ly

    Phạm Duy phần 2C
    01. Tình Khúc Trên Chiến Trường................................Sĩ Phú
    02. Mùa Thu Chết......................................................Ngọc Anh
    03. Dòng Sông Xanh.................................................Thái Thanh
    04. Sóng Nước Biếc..................................................Phạm Thu Hà
    05. Dạ Khúc.............................................................Nguyễn Hồng Nhung
    06. Chủ Nhật Buồn...................................................Khánh Ly
    07. Trở Về Mái Nhà Xưa......................................... Trần Thái Hòa và Ngọc Hạ
    08. Mối Tình Xa Xưa.................................................Mai Hương
    09. Phượng Yêu.......................................................Phương Anh
    10. Ngày Tháng Hạ..................................................Khánh Hà
    11. Tình Hờ............................................................Đức Tuấn
    12. Chỉ Chừng Đó Thôi........................................... Nguyên Thảo

    [​IMG]

    Tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội; lớn lên học tại trường trung học Thăng Long, nơi mà một trong những người có công uốn nắn cây măng Phạm Duy là thầy Võ Nguyên Giáp.
    Xuất thân là thợ sửa máy radio, công nhân nhà máy điện, làm ruộng, phó quản lý và ca sĩ trong một gánh hát ....... cải lương lưu động, khi còn trẻ.

    Chắc không đủ kiên nhẫn để đợi, năm 24 tuổi, chàng "thanh niên tiền phong" Phạm Duy xuôi Nam để gia nhập kháng chiến tại .... Đất Đỏ, Bà Rịa.!
    Các bạn nên nhớ là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp bắt đầu năm 1945 tại Nam Bộ. Một năm sau, cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu ở đất Bắc và Phạm Duy lại lục tục lên đường.

    [​IMG]

    Đến 29 tuổi, với chức vụ cán bộ chính trị văn nghệ trung đoàn 304, chiến khu 4, phân khu Bình Trị Thiên, ông đã sáng tác những bàn nhạc hùng như: Khởi Hành, Về Đồng Quê (Về Đồng Hoang), Ðường Về Quê, Nhạc Tuổi Xanh, Thiếu Sinh Quân, Việt Bắc, Dân Quân Du Kích, Thanh Niên Ca, Quân Y Ca, Bông Lau Rừng Xanh Pha Máu, Ðường Lạng Sơn, Nương Chiều, Ngọn Trào Quay Súng, Ðàn Nhịp Trầm Hùng (Ðoàn Quân Văn Hoá), Lập Chiến Công, Một Viên Ðạn Là Một Quân Thù, Rèn Cán Chỉnh Quân, Thi Nhau Chăm Học (Thi Ðua Ái Quốc), Văn Nghệ Sĩ Ra Tiền Tuyến (Đường Ra Biên Ải)...
    Đến khi ông tiếp tục với Tâm Tình Ca theo phong cách dân ca kháng chiến như : Nhớ Người Thương Binh, Dặn Dò, Mùa Ðông Chiến Sĩ, Ru Con, Nhớ Người Ra Ði, Tiếng Hát Trên Sông Lô, Bên Ni Bên Tê (Người Lính Bên Kia), Mười Hai Lời Ru, Bà Mẹ Gio Linh, Bao Giờ Anh Lấy Ðược Đồn Tây (Quê Nghèo), Về Miền Trung, Gánh Lúa ..., thì tình hình sự nghiệp ... cách mạng của Phạm Duy bắt đẩu ... tình hình.
    Và sau một cuộc họp với các lãnh đạo trung ương, ông rời bỏ kháng chiến một cách rất ... khẩn trương.

    Năm 1951, Phạm Duy "dinh tê", đem cả gia đình vào Nam nhưng gian truân lại lẽo đẽo .. vướng chân người. Cuối năm 1951, với quá khứ Việt Minh, cùng với Lê Thương và Trần văn Trạch, Phạm Duy nằm .... sưởi rận ở bót Catinat (Tự Do trước 75, Đồng Khởi sau 75) thêm 4 tháng.
    Là một nhạc sĩ với nhiều tài và ....tư duy, ông sáng tác không thiếu một thể nhạc nào mà con người có thể .. tưởng tượng ra. Từ Tiến Quân ca hùng tráng đến Tâm Tình ca sặc mùi "tạch tạch sè", tiếng hồi đó ám chỉ "tiểu tư sản".
    Bởi vậy, đàn anh Nguyễn Xuân Phát đã nhắc nhở Phạm Duy về tư tưởng bất lợi cho cách mạng trong Tâm Tình Ca, và khuyên ông nên noi gương Hoàng Cầm treo kịch bản lên xà nhà để nhắc nhở mình về phương diện này.
    Ấy thế mà ngoài nớ, bây giờ, đang có phong trào chứng minh dòng dõi "tiểu tư sản" của mình đấy. Nhà cụ nội hồi ấy có đến .. nửa sào ruộng cơ.!!!
    Giầu đến thế này vì giầu từ trong trứng giầu ra chứ không phải giầu từ... tối hôm qua đâu đấy nhá

    Và từ Thanh Niên ca đến ... Bé ca. Từ Nhân Bản ca đến ... Nữ ca, Thiền ca đến ... Hàn Mặc Tử ca. Từ Đạo ca đến .. Tục ca.
    Vâng, tục ca, loại nhạc mà lời lẽ tục tĩu đến nỗi chỉ một mình Phạm Duy mới dám hát rồi đi xúc miệng ngay.
    Trong Tục ca, ông mạt sát không thiếu một thứ gì, không kiêng nể một ai. Ông chửi lãnh đạo dân sự và tướng tá quân sự. Ông mạt sát chủ nghĩa tư bản lẫn xã hội. Phẫn nộ về cuộc chiến bi thương trên đất mẹ, ông ..... "đem cả lò chúng mày" ra thóa mạ, từ Tầu đến Tây, từ Nga đến Mỹ.
    "Người anh em ta""Mấy thằng chúng mình" cũng chịu chung số phận trong "Tục Ca" của Phạm Duy. Và khi tạm hết đối tuợng, ông đem .... cả ông ra châm biếm vì cái tội ... vô tích sự, chỉ gỉỏi mỗi việc hát với hò.
    Và còn chứng tỏ là mình rất có ... hiếu vì khi bắt đầu tất cả các câu ca, trong "Chửi Đổng", Phạm Duy không bao giờ quên nhắc đến chữ .... "mẹ".!!!
    Nghe tục ca của ông, tuy miệng cười nhưng mắt rơi lệ.
    Muốn xổ tiếng ... Đức như ông nhưng sao lòng ta lại xót xa trăm nỗi đoạn trường.

    Và cũng như sự tương đồng giữa nhạc Phượng Hoàng và Rock 'n Roll, "Tục ca" của Phạm Duy và "Ca Khúc Da Vàng" của Trịnh Công Sơn tuy cùng nói lên thương đau về thân phận nhược tiểu của dân tộc nhưng sự tương quan ... dậm chân tại chỗ ngay tại đây.
    Trịnh Công Sơn nốc hết cốc cà phê, rít hết điếu thuốc lá, ôm đàn than mây, khóc gió, hết "ngàn năm nô lệ giặc tầu" đến "trăm năm nô lệ giặc tây".
    Rồi lại cà phê và thuốc lá, tay chống cằm nhưng mắt thì dòm chừng xem có cảnh sát đi bắt ... quân dịch không để còn ... chuồn.

    Phạm Duy thì khác.
    Ông gác chân lên bàn, cạn vài xị, quẳng chai rượu cho tan thành từng mảnh, đập bàn, mở cửa, xách đàn ra chửi đổng rồi khệnh khạng bước ra đường, mặt .... vênh lên (xin đừng ai "xe" với "lai" đấy nha, chết một cửa tứ chứ không đùa đâu).
    Cứ như thể thách thằng nào dám làm gì .. thằng nào.?
    Phạm Duy coi cuộc đời chung quanh như con củ ..... khoai !

    Tưởng tượng như vậy và, theo bạn, bạn sẽ chọn cho mình thái độ nào.?

    Rồi từ Thiền ca đến .. Nhục (dục) ca. Từ Trường ca, gần hai tiếng đồng hồ, ông chuyển hướng đến ...Vỉa Hè ca với chỉ mỗi một câu: "Sức mấy mà buồn, buồn chi mà!, bỏ đi Tám", như trong bài "Sức Mấy Mà Buồn".
    Thể ... ca này về giá trị âm nhạc, chắc ông liệt vào hàng ... "caca".

    Sau giai đoạn dịch nhạc ngoại quốc ra tiếng Việt để kiếm tiền mua nhà cho vợ con có chỗ ở, ông phổ thơ vào nhạc và khi qua Mỹ, ông bắt đầu viết Ngục tù ca đến Tị Nạn ca.!!
    Nếu còn sống, hẳn ta sẽ không ngạc nhiên nếu ông cho ra một loạt Quan ca, Kiều ca và Đại .... ca. Không phải là "quan" trong "Con Đường Cái Quan", không phải "Kiều" trong "Kim Vân Kiều" mà cũng chả phải Đại Cathay trong "Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang".!
    Sáng tác trên 2000 ca khúc nhưng chỉ được cho phép phổ biến tại quê hương chừng trăm bài, nên có lần ông vừa cười vừa mếu mà than:

    "Nhạc của tôi đi vào lòng người thì dễ nhưng đi vào lòng ông Đỗ Mười sao mà khó thế"

    Sợ hận thù nên bỏ quê cha đất tổ, Phạm Duy và gia đình xuôi Nam, cuối năm 1950.
    25 năm sau, cũng vì sợ hận thù, ông lại bỏ nước ra đi một ngày cuối tháng tư, 1975 trên một con tầu .. không máy, kéo ra khơi bởi một con tầu khác cũng không kém phần tàn tật.
    Lần này ông phải bỏ lại một nửa ...gia tài, toàn bộ số con trai.
    Nhưng hận thù vẫn chưa thôi ám ảnh ông nên năm 2005, Phạm Duy lại bỏ mảnh đất mới của mình để trở về sống tiếp những ngày cuối đời ở Việt Nam.
    Ông kể rằng:
    "Điều kinh khủng nhất là nhìn cái chết của Phạm Đình Chương, Duy Khánh, Hoàng Thi Thơ. Khi bệnh tật, người ta tới thăm chỉ để nói chuyện hận thù. Đến lúc chết, người ta đọc điếu văn cũng đầy hận thù mà khi lấp đất cũng nêu một cái hận thù. Quá khiếp.
    Về Việt Nam, tôi tin chắc rằng giờ phút tôi chết không có ai gây hận thù nữa"


    Phạm Duy đã quyết định đúng và ông đã ra đi trong sự thương tiếc của bao triệu người Việt, ngày 27-1-2013, hưởng dương 93 tuổi, trên môi còn thì thầm: " Việt Nam, câu nói sau cùng khi lìa đời".

    Hận thù chắc chắn là không nhưng, binh hay ghét thì không thiếu.

    Binh, như nhà sử học Phạm Đắc Tâm khi trả lời phỏng vấn BBC, nhà Huế học này nói:
    "Theo tôi thấy đối với sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy thì ở Việt Nam, trên thế giới tôi không biết thế nào, khó có người giống với Phạm Duy, có thể nói đó là cái đỉnh cao mà những người thấp cũng phải thấp cách xa chứ không thể thấp gần được cái sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy. Đối với tôi tất cả những chuyện về cá nhân rồi nó sẽ đi qua, nếu các tác phẩm còn lại mà nó tồn tại với thời gian...mà cái đó được càng nhiều giá trị nó càng lớn.
    Tôi nghĩ không có lý gì mà không cho (phổ biến) sau khi mà anh Phạm Duy đã mất rồi... Mà không cho là chúng tôi ... đòi."


    Ghét như đào đất đổ đi thì khó ai qua mặt được nhà lý luận Trần Bạch Đằng. Ông này đã từng kêu gọi Phạm Duy hãy "tự sát" vì chỉ khi đó các tác phẩm của ông mới được cho phép diễn ở Việt Nam.!

    Thích xong rồi ghét, ghét chán rồi tha, tha rồi ... ghét tiếp, thì phải kể đến tầng lớp quân nhân chế độ cũ miền Nam .
    Ngay lúc mà "phù thủy âm nhạc" Phạm Duy đang trên đà "mê hoặc" thính gỉả thì ngài ... xịt ra quả bom tấn "Kỷ Vật Cho Em" , với hậu quả thảm khốc cho ý chí chiến đấu, gấp ngàn lần Trịnh Công Sơn:

    "Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về bại tướng cụt chân.
    Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân, bên nguời yêu tật nguyền, chai đá....
    Anh trở về nhìn nhau xa lạ, anh trở về dang dở đời em.
    Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen, cố quên đi một lần chăn gối...
    Anh trở về trên chiếc băng ca, poncho buồn phủ kín đời anh,
    Anh trở về, hòm gỗ cài hoa, trên trực thăng sơn màu tang trắng...."


    Phạm Duy cố ý trình làng bản này trong "mùa hè đỏ lửa 1972", lúc hai bên đang dành nhau từng tấc đất.
    Đúng vậy, từng tấc đất, ở cổ thành Quảng Trị, nơi mà chết bẩy còn ba, chết hai còn một, ròng rã ba tháng trời.
    Lúc ấy, bạn bè gọi ông là "đâm sau lưng chiến sĩ" và đã muốn cho ông nhai ... "kẹo đồng" hay ít ra, nếm mùi ... "đôi nạng gỗ".

    Ghét rồi ... hết ghét thì phải kể đến ông trùm văn nghệ Tố Hữu. Phạm Đắc Xuân được giao nhiệm vụ vào Sài Gòn mời Phạm Duy ở lại sáng tác, năm 1995, khi ông về lại Việt Nam lần đầu. Nhưng khi đến nơi thì Phạm Duy đã về lại Mỹ.

    Ghét rồi ... cười trừ, huề cả làng thì có Phạm Tuyên, Trọng Bằng và Hồng Đăng. Sau khi công kích Phạm Duy lúc mới về, ít lâu sau, ngỏ lời ... xí xoá.
    "Nghệ sĩ mà, nói cười theo mệnh nước nổi trôi", theo lời ông Xuân.

    Về phần Phạm Duy, chắc ông cũng không để tâm cho lắm. Cuộc đời ông đã trải qua quá nhiều thăng trầm . Phạm Duy sướng đã đủ và khổ cũng nhiều. Ông nghe cũng đầy tai mà hát cũng đã mỏi miệng.
    Những ngày cuối đời, nghịch cảnh còn đem đến cho ông nỗi buồn "tre khóc măng".!
    Trong cảnh khổ này, con người thường sợ sống nhiều hơn sợ chết.
    Nhưng không hiểu là với hành trang nặng trĩu của cả đời người, với những hoài vọng cho hầu hết những tác phẩm còn chưa được phép phổ biến, với thị phi dầy đặc đó đây cùng với những ưu tư về quê hương, Phạm Duy đã muốn mang theo những gì trên đường về bên kia thế giới vì lần "ra đi" này, ông sẽ không bao giờ còn cơ hội để có "ngày trở về".?
    Và những gì ông bỏ lại, không mang theo.?
    Mời các bạn,

    Chú thích.
    1.- Vì quá dài nên phiên bản này được chia là 3 links cho cả phần nhạc & lời bình luận và, phần nhạc không có lời bình, để tiện cho việc chép vào CD:

    - Nhạc & lời bình luận:
    http://www.fshare.vn/file/6E7JS64SC47G
    http://www.fshare.vn/file/6K4J2GUKZ22S
    http://www.fshare.vn/file/2EHY4C5GIVPK

    -Nhạc không có lời bình luận:
    http://www.fshare.vn/file/C6JYVCQDCDJA
    http://www.fshare.vn/file/1RHVPOWBJHJ1
    http://www.fshare.vn/file/1NV6WT6Z915B

    2.- Vẫn như các phiên bản trước, xin cám ơn Hoài Nam vì nếu không có tư liệu của ông, phiên bản này và phần lớn những phiên bản đã post chắc chắn không bao giờ thấy ánh mặt trời.

    3.- Để các bạn trẻ hiểu thêm khi đọc & nghe:

    Trong "Con Đường Tình Ta Đi":
    - Người tình "Văn Khoa", đại học Văn Khoa, nay là đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đoạn đường Cường Để, nay là đường Đinh Tiên Hoàng.
    - Người tình "Gia Long", "Gia Long" nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai, trước là đường Phan Thanh Giản và bây giờ là đường Điện Biên Phủ.
    - Người tình "Trưng Vương" , trước là trường nữ trung học Trưng Vương, vẫn còn tên cũ, vẫn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    4.- Tổng hợp links cho các tiêu đề, cùng tác giả, đã post, cho các bạn mới gia nhập:

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Lê Uyên Phương
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1091495

    70 năm trong tình ca Việt Nam - Từ Công Phụng
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1087760

    Đoàn Thế Ngữ với Như Chiếc Que Diêm của Từ Công Phụng
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1090622

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Nguyễn Ánh 9
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1089048

    Đoàn Thế Ngữ với "Tình Ca" của Phạm Duy, thân phận Kiều của Nguyễn Du và vua Gia Long nghi án
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1092600

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 1
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1093706

    70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 2
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1094602

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần cuối
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1095894

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Vũ Thành An
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1107470

    Đoàn Thế Ngữ với " Bà Mẹ Gio Linh" của Phạm Duy
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1108651

    Đoàn Thế Ngữ với với Áo Lụa Hà Đông của Ngô Thụy Miên
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1095187

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Trúc Hồ
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1110892

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Anh Bằng
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1112738

    70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam: Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Elvis Phương và ban nhạc Phượng Hoàng.
    http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1116201

    Hẹn các bạn trong những phần sau.

    Let's block ads! (Why?)

    Tìm Nhanh
    Tải Nhạc Lossless chất lượng cao
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này